ClockThứ Sáu, 11/06/2010 18:15

Xứ sở của làng nghề

TTH - Năm 1555, trong Ô châu cận lục, cuốn địa chí được xem là đầu tiên viết về vùng đất từ Quảng Bình đến bắc Quảng Nam, Tiến sĩ Dương Văn An viết: “Chiếu cói đan ở làng Phụng Chánh huyện Tư Vinh rất tiện khi mùa đông đến. Chiếu trang do huyện Kim Trà bện thích hợp với mùa hạ. Đồ gốm làng Dũng Cảm, Dũng Quyết huyện Kim Trà lợi cũng chẳng nhỏ…”.

Xem ra, chỉ vài dòng ngắn ngủi của Văn An tiên sinh đã hé lộ một điều rất quan trọng, cách nay hơn nửa thiên niên kỷ, vùng đất Thuận Hoá xưa và nay là Thừa Thiên Huế đã là nơi có ngành nghề thủ công và làng nghề rất phát triển.    


Nghệ nhân đúc đồng

Sử cũ cũng chép rằng, khi vào dựng nghiệp ở xứ Đàng Trong, việc phát triển các ngành nghề tiểu thủ công mỹ nghệ luôn được các đời chúa Nguyễn đặc biệt chú trọng. Huế với tư cách là thủ phủ xứ Đàng Trong trở thành một trong những trung tâm sản xuất thủ công mỹ nghệ quan trọng bậc nhất bấy giờ. Ở Huế đã xuất hiện chế độ tượng cục, tập hợp thợ thủ công ở xứ Đàng Trong hoạt động theo các nhóm nghề nghiệp chuyên biệt, đặt dưới sự điều hành của Phủ Chúa nhằm tập trung sản xuất hàng hoá, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và quốc phòng.


Quảng bá sản phẩm gốm Phước Tích

Sang đến Vương triều Nguyễn, Huế trở thành kinh đô của nước Việt Nam thống nhất càng là cơ sở và là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phát triển của làng nghề thủ công. Chế độ tượng cục tiếp tục được duy trì. Lúc hưng thịnh số tượng cục lên đến 95, đặt dưới quyền kiểm soát của ba cơ quan: Đồ gia, Công bộBinh bộ. Năm 1821,vua Minh Mạng cho lập Nội tạo ty thuộc Vũ khố ở Huế, là nơi tập hợp những thợ thủ công có tay nghề cao để sản xuất các vật dụng cho triều đình và hoàng gia.
 
Thừa Thiên Huế từng là xứ sở của những làng nghề. Ngoài những nghề truyền thống, như đúc đồng, làm gốm…ở Huế còn có một số nghề thủ công mỹ nghệ với các sản phẩm đặc trưng như nghề chạm khắc gỗ, kim hoàn, làm tranh sơn mài… là những mặt hàng được khách du lịch ưa chuộng, tìm mua mỗi lần đến Huế.
Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn du lịch với nghề làm nón lá

Trong các sản phẩm nghề truyền thống ở Huế, nón lá được nhiều người biết đến, trở thành đặc sản văn hóa “nón bài thơ”. Tuy nhiên, nghề làm nón lá đang bị mai một dần, hình ảnh chiếc nón lá Huế đang dần bị mất đi trong hình ảnh du lịch Huế. Do đó, cần thiết có một hướng đi tốt trong việc khôi phục và phát huy nghề chằm nón.

Gắn du lịch với nghề làm nón lá
Muối nung Phước Tích

Ngoài nhà rường cổ, nghề gốm nổi tiếng khắp nước, ngôi làng cổ Phước Tích còn có một nghề muối nung ít người biết.

Muối nung Phước Tích

TIN MỚI

Return to top