ClockThứ Bảy, 03/07/2021 07:15

Xây dựng Huế xứng tầm là đô thị động lực trung tâm

TTH - Đề án mở rộng địa giới hành chính TP. Huế kéo dài từ khu vực lăng Vua Gia Long đến biển Thuận An là cơ hội lớn để bảo tồn các giá trị di sản, phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề xây dựng Huế trở thành đô thị động lực trung tâm, hạt nhân của đô thị di sản.

Tái thiết đô thị Huế sau mở rộngƯu tiên nào cho hướng mở rộng thành phố Huế?Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua đề án mở rộng TP. Huế

Không gian hai bờ sông Hương ngày càng hoàn thiện

Vận hội mới

Theo đề án mở rộng địa giới hành chính TP. Huế, từ 1/7/2021, điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thủy Vân và xã Thủy Bằng (TX. Hương Thủy); phường Hương Hồ, phường Hương An, xã Hương Thọ, xã Hương Phong, xã Hương Vinh và xã Hải Dương (TX. Hương Trà); xã Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh và thị trấn Thuận An (Phú Vang) vào TP. Huế; đồng thời, thành lập 4 phường mới thuộc TP. Huế gồm: Hương Vinh, Thủy Vân, Phú Thượng, Thuận An.

Việc mở rộng TP. Huế là kết quả sau nhiều năm chờ đợi, là nguyện vọng của nhiều thế hệ dựa trên nhu cầu thực tế là đô thị Huế quá chật để phát triển, trong khi phải gánh vác cả sứ mệnh bảo tồn di sản và các giá trị văn hoá cùng với phát triển kinh tế - xã hội. Sau khi điều chỉnh và sắp xếp, thành lập các phường, TP. Huế có 265,99 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 652.572 người; có 36 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 29 phường và 7 xã.

Những ngày này, hàng chục ngàn người dân ở các vùng nông thôn thuộc các huyện, thị xã trên địa bàn phấn khởi, háo hức khi chính thức trở thành công dân của thành phố. Ai cũng hy vọng sau khi được sáp nhập vào TP. Huế, đời sống người dân cũng như cơ sở vật chất, hạ tầng của địa phương sẽ được quan tâm nhiều hơn.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng, xã Hương Thọ, sáp nhập vào thành phố là mơ ước của người dân và đến hôm nay điều ấy đã trở thành hiện thực. Mong ước lớn nhất của người dân là được Nhà nước đầu tư hạ tầng cơ sở, nâng cấp trường học, nhà văn hoá và quan tâm đến việc học tập của con em cũng như đời sống người dân trong xã. Ông Dũng cho rằng, sau khi sáp nhập, hạ tầng giữa các địa phương (cũ) và các phường, xã mới sáp nhập chưa tương đồng, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân khi lên thành phố thực hiện các thủ tục hành chính nên mong muốn thành phố có định hướng đầu tư nhằm hoàn thiện hạ tầng giao thông cũng như cơ sở hạ tầng tại các địa phương mới để người dân yên tâm, tự tin là cư dân thành phố.

Hướng đến đô thị động lực trung tâm

Theo UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định, việc điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính TP. Huế là tâm tư, nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền, người dân Thừa Thiên Huế nói chung và TP. Huế nói riêng qua nhiều nhiệm kỳ. Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để Huế có điều kiện thực hiện tốt sứ mệnh gìn giữ những giá trị di sản, giá trị văn hóa cốt lõi cùng với với việc thực hiện sứ mệnh của một đô thị động lực trung tâm. Trong đó, xây dựng Huế trở thành trung tâm hành chính, tri thức, công nghệ của tỉnh, có nhiệm vụ tạo ra những cơ sở nền tảng nhằm thúc đẩy kinh tế toàn tỉnh phát triển là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Dưới góc nhìn của ông Phan Thiên Định, lâu nay, đô thị Huế đóng vai trò là đô thị hạt nhân trung tâm, tuy nhiên với quy mô hiện tại chưa đáp ứng mong chờ đó. Để giải quyết mâu thuẫn cũng như yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra, việc mở rộng là hết sức cần thiết, nhằm tạo ra dư địa để phát triển thành phố, đáp ứng yêu cầu là đô thị động lực trung tâm, nhưng đồng thời giải quyết vấn đề đảm bảo hành lang an toàn để bảo vệ cho hệ thống di sản, đặc biệt là các di sản vật thể không bị xâm hại. Đây là cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn.

Yêu cầu đặt ra cho Huế hiện tại vẫn là đô thị trung tâm, ngoài vai trò là trung tâm văn hoá, y tế, giáo dục, là đô thị di sản nhưng với phạm vi mới, yêu cầu mới, Huế phải là trung tâm động lực cho sự phát triển kinh tế, là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, TP. Huế hướng tới là trung tâm giao thương, nơi các nhà đầu tư, doanh nghiệp (DN) lớn đến đặt trụ sở; nơi có đầy đủ điều kiện để các nhà DN đến nghiên cứu và đầu tư. TP. Huế mở rộng sẽ hình thành trung tâm nghiên cứu khoa học gắn với thúc đẩy phát triển kinh tế, là nơi đào tạo gắn với nhu cầu DN. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là toàn thể chính quyền, người dân phải nỗ lực hơn nữa để tạo cơ chế thuận lợi nhất nhằm thêm động lực để xúc tiến và thu hút đầu tư.

Xác định rõ ngoài chức năng là trung tâm y tế, giáo dục, văn hoá lớn của cả nước, TP. Huế giờ phải gắn thêm sứ mệnh là đô thị động lực trung tâm, trong đó thành phố mở rộng sẽ có yếu tố kinh tế mới. Khi quỹ đất tăng lên, việc phát triển nông nghiệp là vấn đề đặt ra. Nông nghiệp đô thị không chỉ đơn thuần là trồng trọt mà phải liên kết với các trường đại học, DN, nhà khoa học để tạo ra sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. Công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư sẽ được đẩy mạnh khi thành phố có thêm biển, đầm phá nên việc kết nối được nguồn lực mới bao gồm đất đai tài nguyên với nguồn lực trí tuệ là các trường đại học để tạo ra hướng phát triển mới cho thành phố mở rộng.

Đồng bộ hóa từ cách thức làm việc

Bí thư Thành uỷ Huế Phan Thiên Định khẳng định, một trong những thách thức lớn trong việc mở rộng TP. Huế đó là là hơn chục năm nay chính quyền thành phố đang ở trong phạm vị hẹp, với việc mở rộng, dân số tăng lên nhiều, vì vậy toàn bộ hệ thống chính trị phải thực sự thay đổi để gánh vác sứ mệnh đó. Dưới sự hỗ trợ của Trung ương, UBND tỉnh, lãnh đạo và các phòng ban thành phố sắp tới không ngừng nỗ lực để có tầm nhìn mới phù hợp với yêu cầu; có những hành động và việc làm cụ thể để đáp ứng yêu cầu công việc. Nhiệm vụ đặt ra là phải đồng bộ hoá từ cách thức làm việc, công tác đầu tư hạ tầng đô thị, phát triển công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực…

Từ nay đến cuối năm 2021, thành phố đẩy nhanh thực hiện quá trình chuyển giao, cả về nhân lực, quản lý đất đai, hạ tầng đô thị… Trong đó, từ ngày 1/7, toàn bộ hệ thống hành chính phải vận hành trơn tru và không gây ách tắc cho người dân. Sau đó, sẽ bắt tay rà soát đội ngũ nhân lực để đào tạo chuẩn hóa, tạo sự đồng đều giữa đội ngũ cán bộ cũ và mới, đưa phương thức làm việc mới để ổn định bộ máy. Nhiệm vụ quan trọng sau ngày 1/7 là hoạch định lại toàn bộ định hướng phát triển, rà soát lại chỉ tiêu kinh tế - xã hội; phát triển kinh tế đối với các địa phương sáp nhập vào thành phố nhằm tạo tiền đề để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cây xanh cho đô thị di sản

Huế là đô thị có mật độ cây xanh cao nhất cả nước với gần 70 ngàn cây xanh đường phố, vượt tiêu chuẩn về cây xanh đối với đô thị loại 1. Công tác quy hoạch cây xanh đường phố đã và đang được TP. Huế triển khai nhằm tạo ra một bản sắc riêng cho đô thị di sản.

Cây xanh cho đô thị di sản
Đó mới là đô thị di sản

Thông tin UBND tỉnh có ý tưởng thuê “thần đèn” Nguyễn Văn Cư ở TP. Hồ Chí Minh di dời biệt thự 26 Lê Lợi - Huế sang khu đất đối diện cạnh bờ sông Hương đang gây sự quan tâm của nhiều người. Không chỉ giới chuyên môn kiến trúc - quy hoạch, giới văn nghệ sĩ tỉnh nhà, mà rất nhiều người dân trong và ngoài tỉnh cũng đã tỏ ra hồ hởi với tin vui này.

Đó mới là đô thị di sản
Đảm bảo trật tự đô thị gắn với phòng, chống dịch

Ngoài việc đảm bảo trật tự đô thị (TTĐT), an toàn giao thông (ATGT) trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các địa phương trên địa bàn TP. Huế tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra và xử lý các trường hợp không tuân thủ quy định phòng chống dịch COVID-19.

Đảm bảo trật tự đô thị gắn với phòng, chống dịch

TIN MỚI

Return to top