ClockThứ Bảy, 25/10/2014 12:43

Việt - Nhật chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn di sản kiến trúc gỗ

TTH.VN - Đã có nhiều chia sẻ tại hội thảo “Bảo tồn di sản kiến trúc gỗ Châu Á nhìn từ trường hợp Việt Nam và Nhật Bản- Xây dựng kế hoạch quản lý tổng thể cho khu di sản Huế” do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Việt Nam và Hội kiến trúc sư, kỹ sư toàn Nhật Bản tổ chức ngày 25/10 tại Huế.

Hiện nay, nhiều di sản văn hóa ở Việt Nam và Nhật Bản nói chung và di sản văn hóa Huế nói riêng đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực, nảy sinh từ những thay đổi trong quá trình phát triển KT-XH và những biến đổi của tự nhiên, môi trường. Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch quản lý tổng thể quần thể di tích Huế phù hợp, bám sát thực tiễn của di sản Huế cũng đang được chính quyền địa phương khẩn trương hoàn tất để góp phần bảo vệ những giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn và chân xác của di sản, đáp ứng yêu cầu của UNESCO.

Hội thảo là dịp để các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư và kỹ sư đến từ Việt Nam, Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm trong việc bảo tồn di sản kiến trúc của hai nước. Từ đó đưa ra những định hướng trong tương lai cho việc bảo tồn bền vững và phát huy những giá trị của quần thể di tích Huế.

Đã có 8 tham luận được trao đổi tại hội thảo, gồm: Bảo vệ các giá trị nổi bật toàn cầu của quẩn thể di tích Cố đô Huế; “Bảo tồn vùng” tại phường Kim Long; Kế hoạch quản lý quần thể di tích Cố đô Huế và hoạt động tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích kiến trúc gỗ theo tinh thần Công ước quốc tế và Luật Di sản Văn hóa; Bảo tồn các khu vực bảo tồn kiến trúc truyền thống ở Nhật Bản; Kiến trúc gỗ Việt Nam – Tu sửa duy trì và trùng tu bảo tồn; Bảo tồn di sản kiến trúc gỗ ở Huế và hướng tới một kế hoạch quản lý toàn diện; Phục hồi Kiến trúc gỗ truyền thống nhìn từ trường hợp biệt thự hoàng gia Nikko Tamozawa; Bảo tồn trùng tu di tích kiến trúc gỗ ở Huế...

Tại hội thảo, ông Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Việc hợp tác tổ chức hội thảo sẽ giúp các nhà quản lý, các nhà chuyên môn có cơ hội trao đổi thông tin và kinh nghiệm về những vấn đề liên quan đến kiến trúc gỗ truyền thống của 2 nước. Đồng thời, mở ra nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa giữa 2 nước Việt – Nhật trong tương lai về lĩnh vực bảo tồn kiến trúc gỗ truyền thống.

Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top