ClockThứ Tư, 25/01/2023 14:06

Việt Nam thành công trong kết nối di sản vật thể - phi vật thể

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart đã ca ngợi thành công của Việt Nam trong việc kết nối di sản vật thể với di sản phi vật thể, khẳng định Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Cần đảm bảo tính phù hợp với không gian di sảnKhai mạc không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật”Nuôi dưỡng sáng tạo cho trẻ trên nền tảng di sản văn hóa địa phương

Ông Christian Manhart trong một lần tham quan khảo cổ học. Ảnh: Hoa Mai/TTXVN

Ông Christian Manhart nói trong cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 rằng, một trong những lợi thế cạnh tranh về du lịch của Việt Nam đến từ nền văn hóa, thiên nhiên giàu có và độc đáo.

 “Hiện tại, Việt Nam sở hữu 8 Di sản Thế giới và 14 Di sản Văn hóa Phi vật thể, điều đó cho thấy những tiềm năng to lớn của đất nước này,” ông Manhart nhấn mạnh.

 “Việt Nam rất thành công trong việc kết nối di sản vật thể với phi vật thể. Một ví dụ, cũng là một trong những trải nghiệm yêu thích của tôi, là Lễ hội Áo dài vào tháng 4 năm ngoái tại Yên Tử. Tôi thật may mắn khi được tham gia sự kiện này và được mặc chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam có in logo Di sản Thế giới. Áo dài đang là một ứng cử viên trong Danh sách Di sản Phi vật thể, còn Yên Tử đang nỗ lực để được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới,” người đứng đầu UNESCO tại Việt Nam nói.

Ông Manhart cho biết một thuận lợi khác là việc Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ giá trị của văn hóa và di sản, với vai trò động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Việt Nam đã rất nỗ lực để thúc đẩy du lịch dựa trên văn hóa và bảo tồn các địa điểm văn hóa và thiên nhiên.

Trưởng đại diện UNESCO đề nghị Việt Nam phát triển các sản phẩm du lịch sáng tạo và bền vững mới phản ánh truyền thống và tập quán văn hóa độc đáo của mình.

“Sẽ rất hữu ích nếu đặt cộng đồng địa phương vào vị trí trung tâm của quản lý du lịch: Cộng đồng là điểm thu hút chính, cũng nên là đối tượng hưởng lợi chính và đóng vai trò hàng đầu trong quản lý du lịch để thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, đồng thời cải thiện điều kiện sống và làm việc của người dân địa phương,” ông Manhart gợi ý.

Ông Manhart nhấn mạnh tầm quan trọng của sức mạnh tổng hợp từ các sáng kiến công-tư, cũng như thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng để phối hợp tốt hơn.

Theo ông, cần có thêm các chương trình xây dựng năng lực nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, phát triển các sáng kiến du lịch lấy cộng đồng làm trung tâm, đơn giản hóa các thủ tục thị thực du lịch và kéo dài thị thực du lịch so với thời hạn một tháng như hiện nay.

“Điều này sẽ giúp thu hút khách du lịch nước ngoài đến thăm những khu vực không mấy nổi tiếng và mang lại các lợi ích về thu nhập, việc làm và các cơ hội kinh doanh,” ông Manhart giải thích.

Liên quan đến việc nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, ông Manhart lưu ý loại hình nghệ thuật này đang bị đe dọa do tác động của quá trình đô thị hóa đối với cộng đồng, sự thiếu hụt nguyên liệu thô, việc chưa kịp thích ứng với kinh tế thị trường, cũng như sự thiếu quan tâm của thế hệ trẻ.

“Điều đáng mừng là các làng gốm của người Chăm đã được Chính phủ và chính quyền địa phương bảo vệ với việc ban hành nhiều quyết định về bảo vệ và phát triển làng nghề. Nghệ thuật này cũng được ghi vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể quốc gia,” Trưởng đại diện UNESCO Việt Nam nói.

Ông đề nghị Việt Nam và các quốc gia có di sản được UNESCO ghi tên vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đầu tư nguồn lực cho việc bảo tồn, tạo môi trường thuận lợi cho cộng đồng thực hành, phát triển và gìn giữ di sản phi vật thể của họ.

Ông Manhart khẳng định UNESCO sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật để bảo tồn các di sản phi vật thể ở Việt Nam, đồng thời cam kết tổ chức này sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với chính quyền trung ương và địa phương, khu vực tư nhân, các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương để thúc đẩy giáo dục, khoa học, văn hóa và truyền thông vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn vinh các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác xã hội

Chiều 25/3, UBND tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam lần thứ 8 năm 2024 với chủ đề: "Công tác xã hội Việt Nam - Tiên phong, chuyên nghiệp và kết nối"; đồng thời tôn vinh tập thể, cá nhân có thành tích nổi bật trong hoạt động công tác xã hội (CTXH) trên địa bàn tỉnh. Đến dự lễ kỷ niệm có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Tôn vinh các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác xã hội
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Hải Vân Quan - Kết nối thân tình

Ngày 23/3, hai địa phương là thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức chương trình “Hải Vân Quan - Kết nối thân tình” kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024) và 49 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2024). Đây là 2 địa phương giáp ranh và kết nghĩa đã lâu.

Hải Vân Quan - Kết nối thân tình
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn
Return to top