Thế giới

Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia

ClockThứ Ba, 31/01/2023 14:43
Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 31/1, Việt Nam sẽ tham dự Diễn đàn Du lịch ASEAN 2023 và Hội chợ TRAVEX diễn ra tại thành phố Yogyakarta, Indonesia từ ngày 2-5/2.

AMRO nâng ước tính tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam, điều chỉnh hạ ASEAN+3Việt Nam đứng đầu danh sách gợi ý các điểm đến hấp dẫn năm 2023Việt Nam trong top 10 nước, vùng lãnh thổ thân thiện nhất thế giớiViệt Nam có một trong những ngôi làng du lịch tốt nhất thế giớiDu khách Hàn Quốc được kỳ vọng đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực phục hồi du lịch Việt Nam

Khách du lịch tham quan phố cổ Hội An. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Diễn đàn năm nay có chủ đề “ASEAN: Hành trình tới những điểm đến tuyệt vời” (ASEAN: A Journey to Wonderful Destinations).

Trong khuôn khổ diễn đàn, nhiều hoạt động quan trọng sẽ diễn ra như: Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN+3 lần thứ 22; Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN-Ấn Độ lần thứ 9; Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN-Nga lần thứ 2; Hội nghị Cơ quan Du lịch Quốc gia ASEAN lần thứ 57; Hội nghị Cơ quan Du lịch Quốc gia ASEAN+3 lần thứ 42; Hội nghị Cơ quan Du lịch Quốc gia ASEAN+Ấn Độ lần thứ 29; họp tham vấn Du lịch ASEAN-Nga lần thứ 13; lễ trao Giải thưởng Du lịch ASEAN; họp báo các Bộ trưởng Du lịch ASEAN cùng nhiều hoạt động bên lề...

Tại diễn đàn, Việt Nam sẽ họp báo, giới thiệu tình hình phát triển, cơ chế chính sách, sản phẩm, dịch vụ du lịch sau COVID-19; định hướng thị trường, sản phẩm phù hợp với tình hình mới; truyền thông về hình ảnh, định vị, thông điệp của du lịch Việt Nam thông qua biểu tượng và tiêu đề “Việt Nam - Timeless Charm” và chiến dịch quảng bá “Live fully in Viet Nam.”

Hội chợ Du lịch quốc tế TRAVEX là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN 2023, thu hút sự quan tâm của các đối tác, doanh nghiệp và du khách quốc tế; diễn ra các hoạt động sôi động như triển lãm, giới thiệu sản phẩm, gặp gỡ người mua và người bán, hội thảo chuyên đề…

Gian hàng Du lịch Việt Nam tại Hội chợ TRAVEX có diện tích 54m2, truyền tải thông điệp mời gọi du khách đến Việt Nam để có trải nghiệm trọn vẹn và hấp dẫn.

Hình ảnh xuất hiện tại gian hàng sẽ được thể hiện một cách nhất quán trong toàn bộ các sự kiện tại hội chợ. Đặc biệt, hoạt động truyền thông về Năm Du lịch Quốc gia Bình Thuận 2023 sẽ là điểm nhấn.

Theo Tổng cục Du lịch, đây là dịp để ngành du lịch quảng bá điểm đến Việt Nam hấp dẫn, mở cửa hoàn toàn, sẵn sàng chào đón khách du lịch quay trở lại; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối lại với các đối tác và thị trường, góp phần thúc đẩy phục hồi du lịch.

ASEAN là một trong những khu vực phát triển du lịch năng động nhất trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Hầu hết các nước thành viên ASEAN đều chú trọng phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế quốc dân.

Theo số liệu từ Ban Thư ký ASEAN, trước thời điểm xảy ra dịch bệnh, năm 2019, khách du lịch quốc tế đến khu vực ASEAN đạt khoảng 143,5 triệu lượt, chiếm 9,6% tổng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới; tốc độ tăng trưởng đạt 6,1%, cao hơn mức tăng trưởng chung của thế giới (4%).

Thị trường nguồn của khu vực ASEAN chủ yếu là khách du lịch nội khối và Đông Bắc Á. Thị trường khách outbound Việt Nam đứng trong nhóm 15 thị trường hàng đầu với khoảng 4,1 triệu lượt khách đi du lịch ASEAN.

Với du lịch Việt Nam, ASEAN là một trong những thị trường, đối tác quan trọng nhất. Năm 2019, khách từ ASEAN tới Việt Nam đạt gần 2,1 triệu lượt, chiếm khoảng 11,6% tổng lượng khách quốc tế. Hợp tác đa phương trong khuôn khổ ASEAN đóng vai trò quan trọng trong hợp tác quốc tế về du lịch của Việt Nam.

Năm 2022, Diễn đàn Du lịch ASEAN với chủ đề “Một cộng đồng vì hòa bình và tương lai chung” (A Community of Peace and Shared Future) diễn ra tại Campuchia.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Return to top