Thế giới

Việt Nam kêu gọi nỗ lực toàn cầu thúc đẩy phát triển bền vững

ClockThứ Tư, 05/10/2022 10:32
Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam luôn tham gia tích cực vào các nỗ lực toàn cầu và khu vực để thúc đẩy phát triển bền vững và cải thiện đời sống của người dân.

Tổng thư ký Guterres chúc mừng 45 năm Việt Nam gia nhập Liên Hiệp QuốcViệt Nam tích cực tham gia hoạt động thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Đại sứ Đặng Hoàng Giang tại phiên thảo luận ngày 4/10. (Ảnh: Vũ Hiếu/Vietnam+)

Ủy ban về các vấn đề kinh tế và tài chính của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 77 đã nhóm họp trong 2 ngày ngày 3-4/10 và tiến hành phiên thảo luận chung thường niên dưới sự chủ trì của Chủ tịch Ủy ban, Đại sứ Lachezara Stoeva, Trưởng Phái đoàn thường trực Bulgaria tại Liên Hiệp Quốc.

Tại đây, Việt Nam kêu gọi triển khai các nỗ lực ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu để thúc đẩy phát triển bền vững.

Trong phiên khai mạc, hầu hết các nước nhận định thế giới đang cùng lúc phải đối mặt với rất nhiều thách thức tác động tiêu cực đến việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) như xung đột, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực và năng lượng, các thách thức về kinh tế, tài chính và gánh nặng nợ công.

Trong bối cảnh đó, các nước đều đề cao vai trò trung tâm của Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm nguồn lực, tài chính và phương thức thực hiện, tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế trong giải quyết các vấn đề toàn cầu và thúc đẩy phát triển bền vững.

Phát biểu tại phiên khai mạc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, chia sẻ các đánh giá về các thách thức chung mà thế giới đang phải đối mặt và nhấn mạnh để biến cam kết chính trị thành hành động thực chất, các quốc gia cần tăng cường nỗ lực ở cả cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Ở cấp độ quốc gia, con người cần được đặt ở trung tâm của mọi chính sách, chiến lược phát triển. Các nước cần ưu tiên xây dựng nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc.

Ở cấp độ khu vực, Đại sứ kêu gọi thúc đẩy gắn kết và hợp tác với các cơ chế ở khu vực và tiểu khu vực trong giải quyết các thách thức và thúc đẩy phát triển bền vững, thông qua chia sẻ bài học, thực tiễn, mô hình và cách làm tốt và phù hợp.

Triển khai ở cấp độ toàn cầu, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh hòa bình, an ninh và ổn định là điều kiện tiên quyết để đưa Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững trở lại đúng quỹ đạo, theo đó Đại sứ kêu gọi chấm dứt xung đột, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Đại sứ cho rằng cũng cần đảm bảo tiếp cận tài chính về lâu dài, thu hẹp các khoảng cách trong cấu trúc nợ toàn cầu và tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng, công nghệ thông tin, đổi mới, khoa học và giáo dục.

Trong quá trình thực hiện này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh cần quan tâm hơn đến các nước kém phát triển nhất, các nước đang phát triển không có biển và các nước đảo nhỏ đang phát triển cũng như nhu cầu cụ thể của các nước thu nhập trung bình.

Đại sứ kêu gọi dỡ bỏ ngay lập tức các biện pháp cấm vận đơn phương trái với luật pháp quốc tế và nhấn mạnh cần tiếp tục cải tổ hệ thống Liên Hiệp Quốc, tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, trong đó có hợp tác Nam-Nam và hợp tác ba bên.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang chia sẻ các thành tựu Việt Nam đã đạt được trong thực hiện SDGs và khẳng định Việt Nam luôn tham gia tích cực vào các nỗ lực toàn cầu và khu vực để thúc đẩy phát triển bền vững và cải thiện đời sống của người dân và đề nghị cộng đồng quốc tế ủng hộ ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 để tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào công việc chung của thế giới./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
Giờ Trái đất:
Tắt đèn, hành động vì khí hậu

Phong trào môi trường toàn cầu lớn nhất vừa được tổ chức vào ngày 23/3, khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi mọi người trên khắp thế giới tắt đèn để ghi nhớ cuộc khủng hoảng hành tinh trong Giờ Trái đất, trong bối cảnh những người trẻ tìm kiếm cách làm mới để thúc đẩy hành động vì khí hậu.

Tắt đèn, hành động vì khí hậu
Return to top