ClockChủ Nhật, 25/12/2016 07:39

Về Huế làm du lịch

TTH - Với cách làm bài bản dựa trên văn hóa truyền thống, hai doanh nghiệp (DN) Huế Của Ta và VKSTAR đang góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp và đa dạng các sản phẩm cho du lịch Huế.

Ngoài nghệ thuật truyền thống, trên thuyền cung đình Long Quan có các tiết mục nghệ thuật hiện đại nhằm tăng sự đa dạng cho tour

“Duyên… nợ” với Huế

Nguyễn Đình Ân, Giám đốc DN Huế Của Ta là người gốc miền Nam, anh bắt đầu dấn chân vào giới kinh doanh du lịch Huế từ năm 2009. Ngót 7 năm “nắng mưa” cùng với du lịch Huế, khó khăn, thất bại những ngày đầu, giờ anh được biết đến qua các tour gắn với thuyền cung đình Long Quan trên sông Hương.

Anh Ân nói: “Chọn Huế là quê hương thứ hai để sinh sống là duyên nợ. Ông nội tôi hoạt động cách mạng. Mấy mươi năm, cả gia đình chỉ biết ông đã hy sinh, nhưng không biết ở đâu. Sau này biết ông bị bắt, giam giữ ở Chín Hầm, cả gia đình ra Huế tìm những gì còn lại của ông và từ lúc đó tôi quyết định gắn bó với Huế.

 Vào năm 2009, Huế còn nhiều “khoảng trống” về du lịch, ít có sự cạnh tranh. Huế lại có nhiều tài nguyên, tiềm năng để khai thác. Dù vậy, vào những năm đầu, khó khăn dồn tiếp khó khăn đối với Nguyễn Đình Ân. Môi trường kinh doanh ở Huế quá “khắc nghiệt”, không có nhiều cạnh tranh, nhưng cái gì cũng thiếu. “Mỗi lần gặp thất bại, vợ bảo trở về miền Nam làm lại từ đầu. Tôi kiên quyết, mình đã đi một chặng đường khá xa. Phải tiếp tục đi, dù đường có dài đến đâu. Nếu rẽ qua một ngã khác thì phải chấp nhận chứ không bao giờ quay lại điểm xuất phát. Đúng là con đường kinh doanh ở Huế phải đi rất xa, nếu không có sự kiên trì, rất dễ thất bại. Tôi luôn cố gắng tập cho mình một “sức bền”, anh Nguyễn Đình Ân tâm sự.

Gần đây, “Huế Áo Dài show” của DN VKSTAR (15 Lê Lợi, TP. Huế) trở thành điểm nhấn, thu hút du khách lưu lại Huế vào ban đêm. Chị Nguyễn Lan Vi, Giám đốc DN, cho biết: “Không phải Hà Nội, Đà Nẵng, những nơi sẽ có cơ hội lớn để thành công, tôi chọn mảnh đất này vì Huế là quê mẹ. Không sinh ra và lớn lên ở Huế, nhưng từ nhỏ mỗi lần được về thăm quê, tôi lại yêu Huế một cách kỳ lạ”.

Thời gian chuẩn bị trước khi bắt đầu kinh doanh là vô cùng quan trọng. Đây là thời điểm vàng, quyết định sự thành bại của mỗi DN. Mất nửa năm, “Huế Áo Dài show” mới có buổi biểu diễn đầu tiên. “Để mở một show diễn rất đơn giản nếu có kinh phí, nhưng mở ra mà khách không đến thì thất bại. Chúng tôi xác định, sẽ quá muộn nếu quảng bá sau khi khai trương. Vì thế, trước khi có show diễn đầu tiên là quá trình tìm kiếm thị trường, tăng cường quảng bá cho sản phẩm. Sau khi chuẩn bị tốt bước đầu tiên, tiếp theo, trong quá trình khai thác, chúng tôi tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, tăng cường sự tương tác với khách, cố gắng tạo nên một thương hiệu riêng. Khi đã gây dựng uy tín từ chất lượng, kinh doanh mới lâu dài”, chị Lan Vi cho hay.

Chọn văn hóa truyền thống

“Vì sao anh chị chọn văn hóa truyền thống để làm du lịch?”. “Tôi cho rằng, làm du lịch ở Huế cũng giống như xây dựng một ngôi nhà trên vùng cao vậy. Không cần xây một ngôi nhà thật cao tầng, chỉ cần xây dựng ngôi nhà một tầng, có diện tích đủ lớn, trau chuốt thêm không gian, cơ sở vật chất là đủ. Văn hóa truyền thống là thế mạnh sẵn có của Huế, như một ngọn núi lớn. Tùy thuộc vào sự nhạy cảm trong kinh doanh và ý tưởng của từng doanh nghiệp mà xây dựng các sản phẩm. Quan trọng là tạo ra được những trải nghiệm mới mẻ từ nền tảng văn hóa truyền thống đó”, anh Nguyễn Đình Ân phân tích.

 Lo ngại khi xây dựng các sản phẩm văn hóa truyền thống, các giá trị lịch sử có nguy cơ lệch lạc. Các sản phẩm không được đầu tư, “độ chín” về chiều sâu không có, dẫn đến các giá trị cốt lõi không thể tiếp cận được với du khách. “Khi show diễn mới đi vào hoạt động, có nhiều ý kiến ra vào, cho rằng chương trình không tái hiện lại đúng như hoạt động cung đình xưa. Chúng tôi đang dựng lại những hoạt động truyền thống trên hình thức sân khấu hóa, không thể nào tái hiện lại như đúng nguyên vẹn được. Phải có những thay đổi để phù hợp với nhu cầu của khách. Chúng tôi khẳng định, không bao giờ làm sai lệch đi những giá trị truyền thống lịch sử. Nếu làm như thế, chính chúng tôi tự bán rẻ lương tâm và phá con đường kinh doanh của chính mình”, chị Nguyễn Lan Vi khẳng định.

Hiện nay, không ít DN Huế, quên mất rằng mình đang nắm giữ một kho báu mà không nơi nào có được. “Trong tương lai, tôi vẫn sẽ dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống để định hướng cho DN mình”, anh Nguyễn Đình Ân chia sẻ.

Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội

Tình trạng nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN) chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho hàng nghìn lao động với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi người lao động (NLĐ).

Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội
Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Huế hút khách kỳ nghỉ lễ dài ngày

Không chỉ các điểm di tích, điểm tham quan ở TP. Huế, dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4 – 1/5, hầu hết các điểm du lịch ở Thừa Thiên Huế đều thu hút rất đông khách đến trải nghiệm, đặc biệt là các điểm suối thác, biển, đầm phá.

Huế hút khách kỳ nghỉ lễ dài ngày

TIN MỚI

Return to top