ClockThứ Tư, 06/10/2010 21:24

Văn hoá Huế trong “Baekje – Giấc mơ từ 700 năm”

TTH - Với chủ đề “Baekje - giấc mơ từ 700 năm”, từ ngày 18/9 đến 17/10/2010, một festival văn hóa được tổ chức tại Baekje (Bách Tế Hàn Quốc). Đây là một sự kiện văn hóa lớn của xứ sở kim chi, sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều thành phố lịch sử trên thế giới. Theo báo giới Hàn Quốc, sự kiện này dự kiến sẽ thu hút 2,6 triệu lượt khách du lịch. TP Huế, đại diện cho một thành phố lịch sử tiêu biểu ở Việt Nam cũng đã thực hiện một không gian triển lãm tại Festival này.

Festival Baekje gồm 22 chương trình chính tập trung ở các điểm nhấn như triển lãm, giới thiệu các thành phố lịch sử đại diện trên thế giới; biểu diễn nghệ thuật truyền thống của các nước; lễ hội cộng đồng và điểm nhấn chính của Festival đêm hội “Baekje - giấc mơ từ 700năm”.

Với đất nước chủ nhà, Hàn Quốc đã giới thiệu những đặc trưng văn hóa và lịch sử của mình bằng nhiều loại hình nghệ thuật phong phú và đa dạng như nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật ẩm thực, nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật đường phố. Những nét đặc sắc về nghệ thuật diễn xướng và trang phục truyền thống đã được tạo dựng qua đêm hội đám rước lung linh linh sắc màu. Các diễn viên hóa trang thành những đội hình khác nhau, tạo thành một đám rước lung linh ánh đèn trên đường phố Baekje. Trong nền nhạc, họ diễn xuất những động tác múa đặc trưng của dân tộc mình.
 

Hoạt động giao lưu tại Festival Baakje.

Đáng chú ý nhất là đêm hội “Baekje - giấc mơ từ 700 năm”. Đây là một vở diễn sân khấu với cách nhìn ước lệ gồm 6 chương kể về quá trình hình thành và suy tàn của Baekje trong lịch sử Hàn Quốc. Với kết cấu chương hồi, có các tuyến nhân vật, đối thoại, kết hợp với nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật sắp đặt ánh sáng, âm thanh, kỹ xảo pháo hoa, khói lửa, thêm vào đó là kỹ thuật la-ze công nghệ cao được thiết kế trên nền đài phun nước, đêm hội đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người thưởng thức. Đó thật sự là một câu chuyện nhân văn, xúc động lòng người về những khoảnh khắc vinh quang cách đây
đã 1.400 năm. Đêm hội này được biểu diễn liên tục trong vòng 1 tháng từ khi khai mạc đến khi bế mạc Festival Baakje.
 
Triển lãm giới thiệu các thành phố lịch sử đại diện trên thế giới cũng thu hút sự chú ý của du khách. Tại triển lãm, hình ảnh của các thành phố lịch sử của các nước như Hàn Quốc, Việt Nam, Nga, Campuchia, Uzbekistan, Azerbaijzan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Nhật Bản, Pakistan, Đức, Peru đã được giới thiệu thông qua nhiều phương thức khác nhau.
 
TP Huế với những nét kiến trúc và truyền thống văn hóa đặc trưng đã được đại diện cho Việt Nam để giới thiệu tại Festival này. Thông qua các hình ảnh tư liệu và hình ảnh về kiến trúc cố đô Huế, gian trưng bày của Huế đã giới thiệu cho người xem những nét khái quát về một thành phố lịch sử có nhiều truyền thống văn hóa. Du khách cũng có cơ hội biết đến một cố đô Huế trong lịch sử với những giá trị văn hóa phi vật thể như Nhã nhạc, các loại hình diễn xướng cung đình và dân gian, các thú tiêu khiển cung đình của người xưa qua các hình ảnh và một số hiện vật được giới thiệu tại gian triển lãm. Những người tham quan còn có thể tìm hiểu về đấu trường duy nhất còn lại ở Đông Nam Á là đấu trường Hổ Quyền qua bộ phim 3D do Viện Công nghệ KAITS của Hàn Quốc phối hợp Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện.
 
Gian trưng bày của Huế đã thu hút được sự chú ý của nhiều du khách. Nhiều người đến đây để tìm hiểu về văn hóa và ở những góc độ khác nhau, họ đã có những nhận xét đầy thiện cảm về văn hóa Huế.  Ông AnaKin Lee, thành viên BTC Festival Baekje nói: “Tôi rất hânhạnh khi được nói về văn hoá Huế. Tất cả đều rất mới mẻ và bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị. Kiến trúc cổ, phong cảnh, những di tích, hiện vật lịch sử và con người xứ Huế hoà quyện vào nhau làm nên điều gì đó thật đặc biệt”. Còn chị Jironkia Anna, hướng dẫn viên du lịch đến từ đất nước Uzobekistan sau một hồi đứng ngắm cô ma-nơ-canh trong trang phục chiếc áo dài và chiếc nón lá Huế tại gian trưng bày của Huế ở Festival Bakie đã nói: “Khi tôi ngắm những bức ảnh và các hiện vật được trưng bày ở đây, tôi đã muốn đặt chân ngay đến thành phố Huế. Và tôi sẽ thực hiện điều đó trong một ngày không xa”.
 
Hằng ngày, các thành viên thực hiện trưng bày đã tổ chức trình diễn thư pháp và tặng chữ cho du khách tham quan triển lãm. Trong quốc phục khăn đóng, áo dài truyền thống của Việt Nam, cùng với việc trình diễn thư pháp chữ Hán để tặng du khách, thực sự hai thành viên đoàn Nam đã để lại những ấn tượng tốt đẹp cho người tham quan triển lãm. Chỉ khiêm tốn ở một không gian trưng bày, nhưng những nét đặc trưng về một thành phố Huế lịch sử đã thể hiện trọn vẹn chủ đề triển lãm theo yêu cầu của nhà tổ chức.
 
Từ Festival Beakje, văn hóa Huế lại tiếp tục khẳng định những nội dung bảo tồn bền vững thông qua các chương trình hợp tác, trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong những năm tiếp theo. Dấu ấn của chương trình hợp tác đó là dự án đầu tiên về Phục hồi Hoàng thành Huế bằng công nghệ kỹ thuật số do Viện Khoa học công nghệ kỹ thuật cao Hàn Quốc (KAIST) thực hiện. Tiếp đó là dự án xâydựng bộ phim Hổ Quyền bằng công nghệ 3D. Phía Hàn Quốc cũng đã giúp đỡ Việt Nam, cụ thể là Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế trong việc nghiên cứu để thiết lập Hệ thống báu vật nhân văn sống. Bước đầu, Trung tâm cũng đã phối hợp với Trung tâm nghệ thuật biểu diễn quốc gia Hàn Quốc nghiên cứu về khả năng phục chế nhạc cụ Nhã nhạc, mà công việc hiện nay đang được hai bên xúc tiến thực hiệnđó là phục hồi bộ Biên chung biên khánh.
 
Hải Trung
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế

TIN MỚI

Return to top