ClockThứ Sáu, 13/07/2018 09:16

Tuyến xe buýt cho sinh viên: Lựa chọn phương án hợp lý nhất

TTH - Sở Giao thông Vận tải (GTVT) khẳng định, để mở tuyến xe buýt cho sinh viên hướng tới đạt hiệu quả khai thác tốt nhất, các cơ quan liên quan của tỉnh phải tính toán, rà soát kỹ để có phương án tối ưu nhất.

Xe buýt chạy bằng... bã cà phêKý kết thoả thuận tạo điều kiện cho xe buýt di chuyển trong ASEANGiảm tắc nghẽn giao thông nhờ xe buýt nước

Dù có xe buýt ngang qua đường An Dương Vương, song khoảng cách vẫn còn khá xa với ký túc xá và các trường nên cần một tuyến xe buýt riêng cho sinh viên

Nhu cầu cao

TS. Trương Quý Tùng, Phó Giám đốc ĐH Huế cho biết, Ban Cơ sở vật chất phối hợp Trung tâm Phục vụ SV của ĐH Huế đã tiến hành các đợt khảo sát để đề nghị mở tuyến xe buýt qua KTX Trường Bia và các cơ sở giáo dục ĐH. Kết quả đợt gần đây (năm 2017) cho thấy, có gần 1.900 SV tại các khu KTX có nhu cầu sử dụng xe buýt, nhất là SV tại KTX Trường Bia, với 1.545 SV.

Theo đại diện lãnh đạo ĐH Huế, tuyến xe buýt không chỉ là nhu cầu của SV mà còn đáp ứng mong muốn của ĐH Huế trong việc phát triển đô thị ĐH và khai thác hạ tầng, cơ sở vật chất dùng chung. ĐH Huế có 10 cơ sở đào tạo tại TP. Huế (là các trường thành viên, khoa trực thuộc), trong đó Khoa Giáo dục Thể chất là điểm học thể dục của SV các trường thành viên, khoa trực thuộc. Việc hình thành tuyến xe buýt giúp thuận tiện cho việc đi lại của người học. Đó cũng là cách để thực hiện mục đích kết nối đào tạo, thực hiện các chương trình đào tạo tín chỉ. “ĐH vừa có quyết định ban hành quy định SV học cùng lúc hai chương trình ĐH tại các đơn vị đào tạo ĐH Huế, việc có tuyến xe buýt phần nào giúp các em thuận lợi hơn trong việc di chuyển, bố trí lịch học”, PGS. TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc ĐH Huế nói.

Một trong những mục đích quan trọng hơn là giúp quản lý SV tốt hơn. ĐH Huế hiện có 45.000 SV, chưa kể học viên sau ĐH nhưng số lượng SV ở nội trú khá thấp, trong khi việc quản lý của ĐH Huế đối với SV ở bên ngoài khó khăn hơn. Một trong những nguyên nhân là SV thiếu phương tiện đi lại, do vậy phải chọn nhà trọ ở gần trường, trong khi chi phí tại các điểm trọ cao hơn KTX. “Sinh viên ngoại tỉnh như em vào Huế học thường không có phương tiện đi lại, nếu không có xe buýt thì lựa chọn ở trọ được ưu tiên hơn”, Hoài Phương, SV Trường ĐH Khoa học nói.

ĐH Huế đã có nhiều công văn liên quan việc đề nghị mở tuyến xe buýt cho SV, song vẫn chưa được triển khai.

Tính toán kỹ

Theo tìm hiểu, sau các công văn đề nghị của ĐH Huế, UBND tỉnh đã có những công văn chỉ đạo Sở GTVT tải tham mưu thực hiện.

Ông Phạm Quang Hồng, Trưởng phòng Quản lý Vận tải và Phương tiện, Sở GTVT cho biết, về cơ bản UBND tỉnh đồng ý chủ trương mở tuyến xe buýt (tuyến này có trong quy hoạch), song không thực hiện theo phương án bù giá mà ưu tiên đề xuất lựa chọn đơn vị đảm bảo năng lực, thực hiện tự chủ tài chủ về tài chính. Giá vé do doanh nghiệp, hợp tác xã tự xây dựng trên cơ sở phương án kinh doanh của đơn vị, có tính đến đặc thù của tuyến là phục vụ người dân lao động, học sinh, SV khi nộp hồ sơ dự thầu.

Hiện Sở GTVT đang xây dựng hồ sơ mời thầu. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, hồ sơ mời thầu sẽ được gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư và sở Tài chính để tham gia góp ý. Sau đó, Sở GTVT sẽ chỉnh sửa một cách phù hợp, đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Quy trình này phải được tiến hành chặt chẽ và qua nhiều đơn vị nên có thể mất nhiều thời gian. Hơn nữa, quan điểm của tỉnh phải đấu thầu nhiều tuyến để chọn lựa được doanh nghiệp đủ điều kiện về năng lực tài chính, kinh nghiệm điều hành.

Cũng theo ông Phạm Quang Hồng, tuyến xe buýt xã hội hóa nên có đặc thù khác với các tuyến có trợ giá. Mục đích đấu thầu là phải chọn ra nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, trong đó có việc cung cấp dịch vụ một cách ổn định nên Sở GTVT phải thận trọng, nghiên cứu, điều tra kỹ lưỡng. Vì vậy cần có thời gian để rà soát, tính toán các điều kiện nhằm hướng đến một phương án hợp lý nhất.

Theo Quyết định 2011/QĐ-UBND ngày 9/10/2014 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, có xây dựng một tuyến xe buýt phục vụ học sinh, SV, công chức, viên chức là tuyến A2 (Khu A, KTX Trương Bia – KTX Đội Cung) với cự ly 9,7km.

Lộ trình tuyến A2 là Khu A - Trường ĐH Ngoại ngữ - Đường Hồ Đắc Di - Trường ĐH Kinh tế - Trường ĐH Luật - Đường (Tự Đức - Thủy Dương) - cầu vượt QL1A - QL1A - Bến xe phía Nam - Đường An Dương Vương - Đường Hùng Vương - Đường Nguyễn Huệ - Đường Lê Hồng Phong (KTX Đống Đa) - Đường Đống Đa (Trường ĐH Khoa học) - Đường Nguyễn Huệ - Bệnh viện ĐH Y dược - Đường Lê Lợi (ĐH Huế) - Bệnh viện Trung ương Huế - ĐTX Đội Cung và ngược lại.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Return to top