ClockThứ Tư, 01/02/2023 06:41

Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế

TTH - Nghị quyết (NQ) 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã tạo ra những tiền đề, định hướng quan trọng đối với tỉnh trong việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, văn hóa và con người đóng vai trò có tính quyết định. Văn hóa là nền tảng để phát triển ngành du lịch dịch vụ, ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh hiện nay.

“Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế”Lưu giữ nét đẹp truyền thống ngày tếtCô gái Huế lan tỏa văn hóa Việt trên đất HànNhiều dịch vụ hấp dẫn phục vụ khách trong dịp Tết Nguyên đánHuế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…

Khách du lịch tham quan và chụp ảnh lưu niệm tại làng hương Thủy Xuân. Ảnh: MC

Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của công tác tuyên truyền, tỉnh tập trung đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận về ý chí và hành động để thực hiện có hiệu quả những NQ của Trung ương và tỉnh trên lĩnh vực văn hóa.

Các phương tiện truyền thông như Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Tạp chí Sông Hương, Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy, Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh... cùng với các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương trên địa bàn tỉnh có nhiều tin, bài, hình ảnh, phóng sự đã phản ánh đậm nét sự quyết tâm, nỗ lực, chung sức, chung lòng của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương trong tỉnh trong tiến trình thực hiện NQ54. Nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, thi viết, sáng tác, trưng bày, triển lãm, in ấn các ấn phẩm... với chủ đề văn hóa Huế, con người Huế, tạo được khí thế chính trị sôi nổi và dấu ấn đậm nét trong đời sống xã hội của cán bộ, đảng viên các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Tiêu biểu như: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Phát triển văn hóa, con người Huế theo tinh thần NQ54 của Bộ Chính trị"; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức cuộc thi bút ký về "Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế". Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức Hội thảo "Văn hóa Huế: Nhận diện giá trị bản sắc và hướng phát triển", Cuộc thi sáng tác ca khúc "Tôi yêu Huế", Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Huế - những góc nhìn mới",...

Tỉnh đang từng bước số hóa các điểm di tích, các hạng mục di tích được kiểm kê, thu thập; số hóa trong lĩnh vực thư viện, bảo tàng. Việc hình thành dữ liệu số hóa về di sản văn hóa từng bước làm thay đổi trong việc bảo tồn, phát huy, quảng bá di sản trong tương lai, hướng tới hoạt động hiệu quả hơn trong quảng bá, tuyên truyền về văn hóa Huế, con người Huế.

Thông qua đội ngũ báo cáo viên các cấp, các NQ, văn bản của Trung ương, của tỉnh trên lĩnh vực văn hóa đã kịp thời tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Việc nắm bắt và định hướng dư luận xã hội trên lĩnh vực văn hóa được thường xuyên hơn. Công tác đấu tranh, phản bác với các thông tin sai trái trên lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật được đẩy mạnh và đem lại hiệu quả.

Các kỳ Festival Huế, Festival Nghề truyền thống Huế đã quảng bá, tuyên truyền văn hóa Việt Nam và văn hóa Huế trên phạm vi khu vực và quốc tế. Việc đẩy mạnh tuyên truyền trong liên kết phát triển du lịch với các vùng, miền, khu vực và quốc tế, đặc biệt là cụm di sản miền Trung: Phong Nha, Kẻ Bàng - Cố đô Huế - Hội An - Mỹ Sơn - các tỉnh Tây Nguyên được quan tâm hơn. Tỉnh thường xuyên tổ chức và đăng cai các chương trình của Trung ương, giữa các tỉnh, thành trong khu vực sáu tỉnh bắc miền Trung, tạo được sự kết nối liên tục theo từng năm. Công tác tuyên truyền được thực hiện thông qua các liên hoan, hội diễn ở tầm quốc gia, khu vực và quốc tế, từ đó các địa phương, đơn vị có dịp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; kết hợp giới thiệu hình ảnh, sản phẩm du lịch, tour, tuyến điểm du lịch của các địa phương, thu hút sự quan tâm của người dân, khách du lịch trong và ngoài nước.

Những kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền nói chung và lĩnh vực văn hóa nói riêng đã mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; sản phẩm du lịch, dịch vụ phát triển đa dạng và từng bước nâng cao chất lượng.

Trong năm 2022, khu vực dịch vụ tăng trưởng hơn 11%. Nhiều hoạt động du lịch lễ hội, văn hóa đặc sắc được tổ chức, nhất là các chuỗi sự kiện, chương trình Festival Huế 2022 tạo điểm nhấn kích cầu, phục hồi phát triển du lịch. Tổng lượng khách du lịch ước đạt 2 triệu lượt, doanh thu du lịch đạt khoảng 4.500 tỷ đồng...

Để góp phần thực hiện thắng lợi NQ54 của Bộ Chính trị, thời gian tới, công tác tuyên truyền về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế phải tiếp tục bám sát hơn nữa mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra; phải chủ động, nhạy bén và được tiến hành đồng bộ của các binh chủng làm công tác tuyên truyền; phối, kết hợp thật chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để tạo thành sức mạnh tổng hợp, toàn diện. Công tác tuyên truyền phải phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, vừa có bề rộng, vừa có chiều sâu, phải được tiến hành kịp thời, thường xuyên, liên tục với lộ trình cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm; phản ánh chân thực, sinh động về văn hóa và con người Thừa Thiên Huế, tương xứng với tiềm năng và vị thế của vùng đất Cố đô.

LINH THIỆN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

TIN MỚI

Return to top