ClockThứ Hai, 13/03/2017 06:01

Từ Hà Nội, nghĩ về du lịch phố cổ ở Huế

TTH - Đất ở phố cổ Hà Nội có thể được xem là đắt nhất, nhì Việt Nam, nhưng chẳng ai muốn bán, bởi người dân “ăn nên làm ra” từ việc tự kinh doanh hoặc cho doanh nghiệp thuê đầu tư làm khách sạn, nhà hàng… phục vụ du lịch mà chủ yếu là khách nước ngoài.

Phố cổ Hà Nội nhộn nhịp về đêm. Ảnh: Hoàng Linh

Du lịch chuyên nghiệp nhưng giá cả phải chăng

Bất cứ thời điểm nào trong năm, phố cổ Hà Nội vẫn luôn đón một lượng khách du lịch rất lớn mà chủ yếu là khách nước ngoài đến đây để nghỉ ngơi, tham quan, mua sắm và ăn uống… Để thu hút được lượng khách như thế, người dân phố cổ đã đưa ra một chiến lược lâu dài, đó là “du lịch phải chuyên nghiệp nhưng giá cả phải chăng”.

Với vị trí đắc địa, đất không chỉ là vàng mà là kim cương, một 1m2  đất có thể lên đến hàng trăm triệu đồng, thế nhưng không phải vì thế mà giá cả dịch vụ từ khách sạn, quán ăn, quầy lưu niệm… ở đây có giá “trên trời”. Một phòng khách sạn (tiêu chuẩn 1 - 2 sao) chỉ có giá từ 350.000đ - 500.000đ/phòng/đêm); một ly cà phê đen giá 15.000đ - 20.000đ/ly; một tô phở gia truyền cũng chỉ có giá từ 25.000đ - 30.000đ/tô… Nhìn bảng giá niêm yết như vậy, tôi không khỏi ngạc nhiên, nhưng những người làm du lịch ở đây nói rằng: “Giá cả quyết định đến lượng khách, vì vậy, chúng tôi chấp nhận có thể lãi ít nhưng lượng khách luôn đều đặn còn hơn lấy giá rất cao mà suốt ngày chẳng có khách nào đến. Ở phố cổ Hà Nội này, khách sạn, cà phê, nhà hàng, quán ăn vỉa hè… rất nhiều, nhưng anh sẽ rất yên tâm về giá cả. Nhờ vậy, du lịch phố cổ thu hút rất đông du khách”.

Một điều mà chúng tôi rất tâm đắc đối với những người làm du lịch ở phố cổ Hà Nội, giá cả đều được công khai, không có tình trạng cò mồi, chặt chém, nâng giá dịch vụ… và ấn tượng hơn nữa là khách đến đây đa phần là khách nước ngoài. Anh Nguyễn Hùng, lễ tân của khách sạn Little Hà Nội ở phố Thuốc Bắc nói rằng: “Yêu cầu của khách nước ngoài là phải công khai rõ ràng, trung thực về giá cả và dịch vụ và khi đáp ứng được điều đó thì chúng ta sẽ có được một lượng khách từ họ rất lớn. Khách sạn chúng tôi không ngoại lệ, hiện này phòng khách sạn luôn đạt trên 95% công suất sử dụng, và hầu hết các khách sạn ở phố cổ Hà Nội này luôn đạt công suất phòng trên 90%”.

Anh Lương Tấn Việt, chủ quán cà phê ở phố Hàng Gà, Hà Nội, chia sẻ: “Những người làm du lịch ở phố cổ Hà Nội đều quan niệm làm du lịch phải bền vững, không nên “ăn xổi ở thì” mới mong có khách, nhất là khách nước ngoài. Họ tìm đến phố cổ Hà Nội cả là một quá trình chọn lựa, tìm hiểu qua các công ty lữ hành, qua bạn bè giới thiệu nên chúng ta phải trung thực. Quán cà phê của chúng tôi đây, đầu tư rất nhiều, thế nhưng 1 ly cà phê cappuccino hay espresso của Ý cũng chỉ có giá 20.000đồng… Vì thế, quán chúng tôi luôn đông khách 24/24”.

Nghĩ về phố cổ Bao Vinh, Gia Hội của Huế

Có nét tương đồng như phố cổ Hà Nội, với những con đường nhỏ, nhà cửa chật hẹp, dân cư sinh sống đông đúc… Thế nhưng, các phố cổ Bao Vinh, Gia Hội của chúng ta thật buồn vì hiếm khi thấy du khách đến tham quan, du lịch.

Để thúc đẩy phát triển du lịch ở những khu phố này, cần phải có những bước đi hợp lý từ ngành du lịch cũng như chính quyền các cấp trong việc tổ chức tuyên truyền, quảng bá phố cổ đến du khách gần xa, khuyến khích người dân đầu tư làm du lịch, tạo cơ chế hỗ trợ về vốn… lúc đó mới tạo động lực giúp người dân mạnh dạn thay đổi nhận thức để phát triển du lịch dịch vụ.

Tôi cũng có vài ba người bạn ở phố cổ Gia Hội, khi được hỏi về vấn đề phát triển du lịch như ở các phố cổ khác trong cả nước như Hội An, Hà Nội, họ đều cho rằng: “Gia Hội lâu nay cũng đã có tiếng tăm, ở đó có bún bò Nguyễn Du, bánh bèo Bà Đỏ, mè xửng Thiên Hương, có đường Trịnh Công Sơn… thế nhưng chưa có một quy hoạch tổng thể để phát triển phố cổ Gia Hội này lên tầm cao mới như hệ thống khách sạn, nhà hàng… Chúng tôi mong nhà nước quan tâm hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá, đồng thời tạo cơ chế về vốn giúp cho người dân tiếp cận để vay phát triển du lịch dịch vụ”.

Hoàng Trọng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Du lịch không thể phát triển một mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Du lịch không thể phát triển một mình”. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và để phát triển được du lịch phải có sự đồng hành của nhiều ngành, nhiều người.

Du lịch không thể phát triển một mình
3.000 vận động viên tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh

Sáng 21/3, tại Trung tâm Thể thao tỉnh, UBND tỉnh tổ chức lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh năm 2024. Tham dự, có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

3 000 vận động viên tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh
Return to top