ClockThứ Năm, 02/05/2013 05:16

Trình diễn y phục cung đình

TTH - Theo đạo diễn Trương Tuấn Hải, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế, với mong muốn giới thiệu đến công chúng văn hóa mặc chốn cung đình (vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa, quan đại thần…) đơn vị này đã nghiên cứu và phục dựng lại trang phục cung đình để trình diễn tại Festival Huế 2006.

Việc may lại y phục cung đình dựa vào những tư liệu xưa đang lưu giữ ở bảo tàng, sau đó được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân phục dựng, đảm bảo về họa tiết, màu sắc... Biểu diễn y phục cung đình được diễn ra khoảng 15 phút, lồng ghép với biểu diễn nhã nhạc, tuồng Huế, ca múa cung đình… trong các lễ hội như Đêm hoàng cung và những tiệc chiêu đãi lớn.

Người xem tò mò trước những bộ trang phục cung đình. Ảnh: K.Thanh

Ngay những buổi đầu biểu diễn, y phục cung đình đã đón nhận được sự thích thú, ấn tượng của người xem. Biểu diễn y phục cung đình trở nên có đất diễn hơn không chỉ trong phạm vi festival mà còn có mặt tại các buổi dạ tiệc truyền thống cung đình. “Tiếng lành đồn xa”, nhiều tỉnh thành cũng đã mời đội ngũ diễn viên Nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình Huế biểu diễn để xem cách ăn mặc của vua, quan ngày xưa. Đến nay, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế đã biểu diễn hàng chục lượt đến với công chúng.

Đạo diễn Trương Tuấn Hải cho biết, hiện nhà hát chỉ mới phục dựng chứ chưa thể phục chế y phục cung đình. Bởi, nếu phục chế cần phải có một công trình nghiên cứu với đầy đủ họa tiết, hoa văn, màu sắc và tùy vào từng triều đại. “ Nhà nghiên cứu Trịnh Bách đã từng phục chế thành công một số y phục cung đình. Hiện, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế đang lập đề án để xin UBND tỉnh kinh phí phục chế những trang phục này. Tuy nhiên, trang phục đang được biểu diễn vẫn hội đủ những yếu tố về họa tiết, màu sắc, hoa văn” - đạo diễn Trương Tuấn Hải cho biết.

Thái Bình
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếc cho một điểm dừng chân thơ mộng

Trong khi vườn hoa hướng dương toả sắc vàng nằm ở khu đất cạnh lòng hồ Khe Ngang thuộc thôn Chầm (phường Hương Hồ, TX. Hương Trà) được người dân, du khách đến tham quan trầm trồ khen ngợi thì chủ nhân của nó lại ngậm ngùi vì vườn hoa sẽ bị tháo dỡ trong nay mai.

Tiếc cho một điểm dừng chân thơ mộng
Suối Tiên – không gian nguyên sơ hấp dẫn du khách

Suối Tiên – một trong những không gian du lịch còn khá hoang sơ nằm sâu trong lòng hồ Thủy Yên thuộc xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc không chỉ có cảnh sắc thơ mộng, sự bình yên vốn có của núi rừng thời gian gần đây trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách gần xa.

Suối Tiên – không gian nguyên sơ hấp dẫn du khách
Du lịch Thủy Yên: Trải nghiệm lòng hồ và suối thác hoang sơ

Không chỉ là công trình thủy lợi phục vụ cấp nước tưới cho hàng ngàn hecta lúa và hoa màu, hồ Thủy Yên nằm trên địa bàn xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc giờ đây nổi tiếng là điểm đến du lịch. Từ dưới chân hồ, những chiếc thuyền du lịch đón khách ngắm cảnh giữa lòng hồ, ngược theo dòng nước đi sâu vào những suối thác với vẻ đẹp thơ mộng hoang sơ.

Du lịch Thủy Yên Trải nghiệm lòng hồ và suối thác hoang sơ
A nor hút khách gần, xa

Từ một địa điểm hoang sơ, thác A nor (xã Hồng Kim, huyện A Lưới) trở thành điểm đến hấp dẫn khi du khách ghé thăm miền sơn cước này. Mô hình du lịch cộng đồng tại đây đã tạo ra sinh kế cho người dân.

A nor hút khách gần, xa
Tây Nguyên mùa nắng nhẹ

Cuối tháng mười, tôi bắt gặp những hình ảnh xưa cũ ở những đô thị Tây Nguyên vừa như đang ngái ngủ vừa như đang cựa mình. Những hình ảnh thấp thoáng sau vạt nắng nhẹ sắp sửa mùa khô vốn chỉ đủ sưởi ấm một nửa tán lá cây. Nửa còn lại đương ủ sương chưa vội tan đi.

Tây Nguyên mùa nắng nhẹ
Return to top