ClockThứ Bảy, 23/11/2013 12:09

Triển lãm truyền thống khoa cử Việt Nam

TTH.VN - Kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11/2013, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế phối hợp cùng Trung tâm hoạt động Văn hoá khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội tổ chức triển lãm chuyên đề Truyền thống khoa cử Việt Nam” .

Qua hơn 50 bức ảnh tư liệu về khoa cử, về Văn Miếu- Quốc Tử  Giám Thăng Long- Hà Nội và Phú Xuân - Huế; một số tài liệu tranh khắc; 9 văn bản hành chính châu bản; 82 thác bản văn bia Tiến sĩ tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám Thăng Long- Hà Nội, 32 thác bản văn bia Tiến sĩ tại Văn Miếu Phú Xuân - Huế, 2 thác bản văn bia Tiến sĩ võ tại Võ Miếu Huế…đã khái quát nên truyền thống giáo dục, đào tạo của Việt Nam từ năm 1075 đến 1919 với tên tuổi của gần 3.000 nhà khoa bảng.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám của Hà Nội và Huế không chỉ là nơi đã đào tạo ra hàng ngàn nhân tài cho đất nước mà còn là nơi hun đúc và bảo tồn nhiều truyền thống quý báu của dân tộc như: hiếu học, hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo, coi trọng nhân tài…
 
Văn Miếu Thăng Long- Hà Nội được xây dựng năm 1070 là nơi thờ Khổng Tử và các bậc Tiên hiền, Tiên nho… Quốc Tử Giám xây dựng năm 1076 phía sau Văn Miếu là Trường học cao cấp đầu tiên của Việt Nam.
 
Khi Phú Xuân - Huế trở thành Kinh đô của Việt Nam, đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn chủ trương xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám tại Huế vào năm 1808 nằm bên bờ sông Hương, phía Tây Kinh thành Huế. Quốc Tử Giám xây dựng chính thức cạnh Văn Miếu vào năm 1820, là nơi tập trung các học sinh trong nước về Kinh dùi mài kinh sử. Vào thời Thành Thái, năm 1908, Quốc Tử Giám được dời về khu vực phía đông của Kinh Thành như hiện nay.
Xuân Hồng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế
Return to top