ClockThứ Hai, 30/07/2018 08:04

Tour nhiều nhưng chưa hiệu quả

TTH - Thời gian qua, khá nhiều tour tuyến du lịch mới được xây dựng và đưa vào khai thác, tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa như kỳ vọng.

Kết hợp sản phẩm khác với du lịch tâm linhTìm hiểu kỹ khi đặt tour du lịch hèTriển vọng từ tour du lịch giáo dục

Khảo sát Thủy Biều để xây dựng tour du lịch

Thiếu hiệu quả

Năm 2017, ngành du lịch tổ chức nhiều chuyến khảo sát về các huyện, thị xã có thế mạnh về du lịch; tạo điều kiện để các doanh nghiệp (DN), địa phương và cộng đồng tìm tiếng nói chung, gỡ khó và hướng đến xây dựng các tour tuyến du lịch mới. Sau các chuyến khảo sát, có 13 tour du lịch mới được các DN công bố và đưa vào khai thác, phục vụ khách du lịch.

Nhiều ý kiến cho rằng, du lịch Huế còn đơn điệu các sản phẩm, thiếu các tour tuyến bổ trợ cho di sản, dẫn đến sức hút chưa cao nên việc khảo sát để mở thêm các tour tuyến mới được cho là cần thiết. Nhưng xây dựng là một chuyện, du khách có nhu cầu đi hay không lại là chuyện khác. Thực tế, đa số các tour đang gặp khó, thậm chí một số tour đã phải ngưng khai thác do chưa hút được khách.

Một số tour khác thay đổi lịch trình để tăng tính đa dạng và phù hợp hơn với nhu cầu thực tế của khách. Tour “Đạp xe về Phá Tam Giang” của Công ty TNHH TM&DL Nụ Cười Huế là một ví dụ. Chị Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, Giám đốc Công ty cho biết, ban đầu tour chỉ tập trung vào khai thác các điểm ở huyện Quảng Điền, vừa đạp xe vừa dừng tham quan, trải nghiệm trồng rau má, đan lát, nay đã chuyển hướng khai thác sang Tam Giang - Phước Tích, riêng Quảng Điền chỉ còn đưa khách về Quảng Lợi. Lý do là sức hút của những điểm ở Quảng Điền chưa được cao, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, người dân vẫn chưa sẵn sàng làm du lịch, nên thiếu các dịch vụ bổ sung; trong khi đó, với khả năng của DN không thể quảng bá sâu rộng và xây dựng thêm các dịch vụ.

Một tour khác là “Từ đồng rau xanh đến ánh vàng đầm phá” của Công ty TNHH DL Tự hào Việt Nam cũng khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng. Ông Vũ Văn Chương, Giám đốc Công ty đánh giá, khả năng quảng bá của công ty chưa tốt nên du khách chưa biết và cũng có thể do quá nhiều DN cùng khai thác sản phẩm về Tam Giang nên nguồn khách bị chia sẻ.

Ông Trần Minh Tâm, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu Phát triển, Sở Du lịch cho hay, những khảo sát là tạo điều kiện cho DN và các địa phương ngồi lại, gỡ những nút thắt để phát triển du lịch. Riêng các tour tuyến cụ thể còn tùy vào thực tế thị trường nội địa hay quốc tế của DN, thời gian khách lưu lại ở Huế dài hay ngắn mà khai thác, tổ chức tour phù hợp.

Mới đây, Sở Du lịch tổ chức đoàn khảo sát các tuyến điểm du lịch tâm linh. Theo đánh giá, tour này khó có thể triển khai hiệu quả và nhiều khả năng sẽ đi vào con đường cũ vì một số điểm chưa sẵn sàng để phục vụ khách, các điểm khác lại nằm cách xa nhau và mỗi DN đang lên kế hoạch tổ chức các tour khác nhau.

Các doanh nghiệp cần có sự hợp tác để khai thác các tour du lịch hiệu quả hơn

Tập trung nguồn lực cho một sản phẩm

Điểm nhấn nổi bật của các tour tuyến mới được khai thác là có thể đưa du khách trải nghiệm cảnh đồng quê ven đô thanh bình, với những vườn cây xanh mướt; tham quan những làng nghề, làng cổ; ngắm hoàng hôn trên đầm phá Tam Giang, thưởng thức những đặc sản của địa phương; hay có những giây phút tịnh tâm ở các ngôi chùa, cổ tự… Đây cũng là những sản phẩm được xem thế mạnh của Huế và đáp ứng được nhu cầu của dòng khách chủ lực Tây Âu.

Điểm kỳ vọng khác của những tour mới, nếu với những khách có nhiều thời gian, sau khi tham quan di sản, các tour rất phù hợp với các đoàn đi du lịch team building (tổ chức các trò chơi theo nhóm) và nhu cầu dã ngoại cuối tuần của người dân Huế.

Được đánh giá hấp dẫn, nhưng để thu hút khách hơn, bước đầu phải có sự quảng bá tốt. Các DN cho biết, khả năng của DN tự quảng bá sẽ không sâu rộng, vì thế cần có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý. Như du lịch tâm linh, Sở Du lịch cần quảng bá lợi thế của Huế về sản phẩm này trên truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng.

Một điều khác mà chúng tôi nhận thấy, là sự đồng hành của các cơ quan chức năng về lâu dài vẫn chưa đúng mức, khi DN gặp khó thì nguy cơ thất bại là rất lớn nếu không kịp thời tháo gỡ. Do đó, cần tính đến phương án hậu kiểm nhiều hơn.

Một giải pháp mang tính căn cơ là thay vì xây dựng quá nhiều tour, nay nên tập trung nguồn lực cho một tour và các DN cùng khai thác chung sẽ dễ đạt hiệu quả hơn. Khi thành công tour này mới chuyển sang tour khác sẽ hiệu quả hơn. Ông Vũ Văn Chương cho rằng, các DN ở Huế chưa ngồi lại để cùng xây dựng tour chung, đây là điểm yếu cố hữu. Điều này rất cần được Sở Du lịch hoặc Chi hội Lữ hành đứng ra để kêu gọi sự hợp tác.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Du lịch không thể phát triển một mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Du lịch không thể phát triển một mình”. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và để phát triển được du lịch phải có sự đồng hành của nhiều ngành, nhiều người.

Du lịch không thể phát triển một mình
Return to top