ClockThứ Sáu, 02/11/2018 14:46

Tiềm năng và thách thức phát triển du lịch sinh thái vùng đới bờ

TTH - Lợi thế vùng đới bờ của tỉnh trong phát triển du lịch sinh thái không hề nhỏ. Lĩnh vực này có thể mang lại lợi nhuận lớn cho cộng đồng, địa phương, hỗ trợ cho việc bảo tồn hệ sinh thái, nhưng với điều kiện phải được quản lý, khai thác đúng cách.

Nhiều giải pháp đánh thức tiềm năng Khu du lịch sinh thái Bạch MãPhát triển rừng bền vững, thân thiện môi trường

Vùng đới bờ Thừa Thiên Huế có nhiều hoạt động phát triển khá mạnh, về các lĩnh vực: thủy sản, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, khai thác khoáng sản, dân sinh… Trong đó, phát triển du lịch sinh thái vùng ven biển, đầm phá đang là xu hướng được nhắm đến.

Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đang là vùng “trọng điểm” phát triển du lịch sinh thái

Tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật vùng ven biển của tỉnh bao gồm các bãi biển đẹp từ Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền đến Phong Điền. Các khu, điểm du lịch sinh thái, các danh thắng, rừng ngập mặn nguyên sinh và nhân tạo, nguồn nước khoáng và các tuyến du lịch sông nước, đầm phá.

Hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái ở vùng đới bờ còn có ngành thủy sản phát triển trên cả 3 vùng: vùng biển, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và các vùng nước ngọt. Sản lượng khai thác thủy sản hàng năm đạt trên 30 nghìn tấn; sản lượng nuôi trồng trên 11 nghìn tấn. Những tiềm năng, thế mạnh hiện có đóng góp tích cực cho các hoạt động du lịch trải nghiệm thực tế về nuôi trồng, đánh bắt trên sông nước và phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách.

Có thể thấy, du lịch sinh thái hiện đang là cầu nối quan trọng, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa kinh tế, kinh doanh và đa dạng sinh học trong bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các khu bảo tồn, hệ sinh thái. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là việc tăng về lượng khách du lịch, dịch vụ ẩm thực, khách sạn, nhà nghỉ có nguy cơ tạo sức ép lên môi trường biển, ven bờ, đầm phá.

Chỉ cần quản lý không đúng cách, thiếu bền vững, du lịch sinh thái có thể hủy hoại môi trường và tác động xấu đến người dân địa phương như du lịch đại trà. Vì thế, để du lịch sinh thái phát triển có hiệu quả và bền vững, trước hết phải đặt mục tiêu bảo tồn, tôn tạo môi trường sinh thái lên hàng đầu. Tiếp đến là đầu tư cơ sở tại điểm đến đảm bảo hài hòa, hợp lý với điều kiện sinh cảnh cũng như các tiêu chuẩn, an toàn đối với du khách.

Điều lạc quan là những năm gần đây, các chủ trương, chính sách của Nhà nước cũng như của tỉnh đối với đới bờ đã quan tâm chú trọng vào bảo tồn và phát triển du lịch bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tôn tạo tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Trong đó, Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do UBND tỉnh phê duyệt đang được triển khai thực hiện với nhiều nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, tài nguyên vùng đầm phá, ven biển; bảo tồn đa dạng sinh học; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, cảnh quan du lịch; giảm nhẹ tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và phát triển sinh kế cộng đồng vùng ven biển và đầm phá.

Theo kế hoạch phân vùng sử dụng đới bờ của tỉnh, có 4 nhóm vùng: nhóm vùng bảo tồn, bảo vệ và phục hồi; nhóm vùng đệm, sử dụng với cường độ thấp; nhóm vùng phát triển và nhóm vùng dự trữ. Trong đó, vùng phát triển du lịch sinh thái ven biển, đầm phá gồm các điểm như Cù Dù - Bù Lu, bãi biển Cảnh Dương, một phần vụng An Cư, bãi biển Lăng Cô, biển đảo Sơn Chà, Hàm Rồng, hồ Truồi - Nhị Hồ - suối Voi, đầm Cầu Hai - cửa Tư Hiền, rú Chá...

Bài, ảnh: Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

TIN MỚI

Return to top