ClockThứ Tư, 15/12/2021 10:02

Thu ngân sách vẫn tăng

TTH.VN - Nói gì thì nói, “hầu bao” ngân sách của quốc gia và các tỉnh vẫn bội thu. Theo Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết tháng 11, ngân sách nhà nước đã thu đạt 103,4% dự toán và vượt 8,9% so với cùng kỳ. Mức thặng dư khoảng 120.000 tỷ đồng. Có 55 địa phương số thu ngân sách đạt và vượt dự toán. Thừa Thiên Huế là một trong số ấy.

Tăng trưởng ngân sách vượt dịchGiao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022Thuế thu nhập cá nhân tăng caoGia tăng lạm phát lương thực trong khu vực châu Á đang phát triểnThu ngân sách từ xuất nhập khẩu ‘cán đích’ sớmHệ lụy từ những dự án treoĐổi mới tư duy, xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm xanhRà soát ngay các điểm nghẽn trong đầu tư công

Nguồn thu từ đất của tỉnh liên tục tăng qua các năm và có sự “đột biến” vào hai ba năm gần đây. Ảnh: Thái Bình 

Theo số liệu từ UBND tỉnh, thu ngân sách đến 6/12/2021 ước đạt 10.009 tỷ đồng. Còn theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, dự ước cả năm sẽ đạt 10.206 tỷ đồng, vượt 68,3% dự toán và tăng 12% so với cùng kỳ.

Trong bối cảnh khó khăn nhiều đường do dịch bệnh, con số thu ngân sách nói trên để đảm bảo nhiệm vụ tăng chi là điều đáng mừng.

Những con số nói trên chưa phân tích là nguồn thu tăng từ những lĩnh vực nào, nhưng nhìn vào bước tranh kinh tế, chúng ta có thể thấy, thúc đẩy tăng trưởng thu ngân sách rất có thể đến từ 3 yếu tố chính: tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng; tăng từ khu vực phi sản xuất - từ đất (chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thuế... từ khu vực này) và từ việc tăng giá.

Khu vực dịch vụ trong tổng thể nền kinh tế của tỉnh, năm 2021 ước tính chiếm tỷ trọng khoảng 46,5% (số liệu từ Sở Kế hoạch và đầu tư) nhưng có vẻ như lĩnh vực này không đóng góp được nhiều cho ngân sách vì ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh. Năm nay ước tính chỉ tăng 1,6% còn năm ngoài – 2020 là tăng trưởng âm, giảm 0,79%. Để khu vực này phục hồi và đóng góp vào ngân sách có lẽ cần một thời gian nữa nhưng chưa biết là bao lâu. Vì trong khu vực dịch vụ, ước tính 30 -40% là dịch vụ du lịch. Cho nên, đóng góp ngân sách của khu vực dịch vụ gắn chặt với việc tăng trưởng hay không tăng trưởng của ngành du lịch!

Dù ảnh hưởng do dịch bệnh nhưng khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn giữ được “phong độ” tăng trưởng. Điều này cho thấy khu vực này ít bị ảnh hưởng. Năm ngoái, ảnh hưởng của dịch bệnh không nặng nề như năm nay nhưng khu vực này chỉ tăng 6,21%. Song năm nay có mức tăng ước đạt 7,74%. Mức tăng này chắc chắn có sự tác động của vốn đầu tư công và đầu tư toàn xã hội. Con số đầu tư toàn xã hội năm này ước tăng 4,5%, số tuyệt đối là 25.545 tỷ đồng, tất cả các khu vực đều tăng và vượt mức kế hoạch từ khu vực đầu tư nhà nước, đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân, đầu tư doanh nghiệp.

Năm nay, các hoạt động ở lĩnh vực bất động sản vẫn tiếp tục sôi động. Có những dấu hiệu cho thấy khu vực “đất đai” có sự đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách. Vài năm nay, nguồn thu từ đất của tỉnh liên tục tăng qua các năm và có sự “đột biến” vào hai ba năm gần đây. Năm 2019, nguồn thu từ đất đạt 1.300 tỷ đồng, trong tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh là 7.300 tỷ đồng. Năm 2020, nguồn này thu được 2.100 tỷ đồng. Và năm nay, theo dự ước của Cục thuế Thừa Thiên Huế, được một tờ báo dẫn nguồn, dự ước số thu nội địa năm 2021 đạt 9.530 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Cục thuế tỉnh cũng cho biết, nếu trừ tiền sử dụng đất thì nguồn thu nội địa cũng ước đạt 6.630 tỷ đồng. Điều này có thể hiểu, nguồn thu từ sử dụng đất là rất lớn !?

Có thể một nguồn thu lớn được nữa là từ việc tăng giá của nhiều mặt hàng. Về mặt nguyên tắc, khi giá tăng thì nguồn thuế thu được cũng tăng theo. Như thuế VAT, khi giá tăng thì mức thuế thu tăng tương ứng. Năm nay, nhiều mặt hàng tăng giá thấy rõ, nhất là bất động sản, địa ốc, sắt thép, xăng dầu. Điều này có thể gọi “nguồn tăng thu là nhờ giá”.

Nguyên nhân nào tăng thu là tốt, là bền vững hay không bền vững sẽ là câu chuyện dài cần bàn luận kỹ. Giờ thấy “hầu bao” rủng rỉnh để đảm bảo nhiệm vụ chi, trong đó có nguồn để chi cho đầu tư phát triển là “vui cái đã”.

                                                                   Nguyên Lê

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai
Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Du lịch không thể phát triển một mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Du lịch không thể phát triển một mình”. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và để phát triển được du lịch phải có sự đồng hành của nhiều ngành, nhiều người.

Du lịch không thể phát triển một mình

TIN MỚI

Return to top