ClockThứ Sáu, 02/10/2020 19:26

Thông tin về trường hợp 2 bé trai phản ứng sau tiêm chủng

TTH.VN - Chiều 2/10, Sở Y tế đã có báo cáo nhanh về trường hợp 2 bé trai phản ứng sau tiêm chủng tại TP. Huế.

Tiêm chủng, đừng vì nỗi lo nhỏ mà bỏ qua lợi ích lớnDự phòng bệnh bạch hầu, tốt nhất là tiêm chủngDuy trì tiêm chủng thường xuyên để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh

An toàn sau tiêm chủng cho trẻ là niềm hạnh phúc của cả cộng đồng

Kết quả kiểm tra của Sở Y tế tại Trung tâm VNVC Thừa Thiên Huế cho thấy, cả hai trường hợp trẻ đều được tiêm chủng đúng quy trình, kho quản lý vắc xin đạt tiêu chuẩn GSP, các nhân viên tham gia khám sàng lọc và tiêm chủng đều được tập huấn về an toàn tiêm chủng.

Trước đó, ngày 29/9/2020, bé trai B.L (3 tháng tuổi) được tiêm vắc xin phế cầu Synflrix (số lô: ASPNB 285AC, HSD: 30/9/2023). Sau khi tiêm, trẻ được theo dõi 30 phút, trẻ bình thường, không có dấu hiệu bất thường nên được cho về nhà tiếp tục theo dõi. Về nhà, trẻ bắt đầu sốt nhẹ, tăng dần, được người nhà lau người, làm mát liên tục nhưng đến chiều tối cùng ngày trẻ sốt 38.70C và được cho uống hạ sốt. Đến 01h00 ngày 30/9/2020, trẻ bắt đầu sốt cao 39,20C và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Trong ngày tiêm chủng, có 44 trẻ tiêm cùng loại vắc xin với trẻ có phản ứng nhưng không ghi nhận bất thường nào.

Trường hợp bé trai thứ hai là D.T, sinh năm 2019. Ngày 27/9/2020, trẻ được tiêm vắc xin Sởi (MVVAC, số lô: M-0220, HSD: 12/05/2022) và vắc xin viêm não Nhật Bản (Imojev, số lô: 08A1905GA, HSD: 25/03/2022). Sau tiêm chủng, trẻ được theo dõi 30 phút, không có dấu hiệu bất thường nên được cho về tiếp tục theo dõi tại nhà. Về nhà, trẻ bắt đầu sốt nhẹ, tăng dần. Ngày 28/9/2020 bắt đầu sốt cao liên tục. Đến rạng sáng trẻ bắt đầu co giật và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Trong ngày tiêm chủng, có 10 trẻ tiêm cùng loại vắc xin với D.T, với 11 mũi tiêm cùng 2 loại vắc xin trên nhưng không ghi nhận bất thường nào.

Sáng 2/10, B.L đã hết sốt, linh hoạt, bú tốt, da nổi phát ban, đi cầu phân lỏng và đang tiếp tục được theo dõi. Bé được chẩn đoán sốt sau tiêm chủng/sốt phát ban.

Sáng cùng ngày, bé D. T đã được cho ra viện sau khi ổn định sức khỏe, ăn bú tốt. Tại Bệnh viện Trung ương Huế, bé được chẩn đoán sốt sau tiêm chủng/ bệnh kèm sốt phát ban do virut.

Tin, ảnh: Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030

Ngày 27/3, Ban Giám đốc Sở Y tế có buổi tiếp và làm việc với Đoàn khảo sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về khả năng triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025-2030”, trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Số ca mắc sởi tăng 79 trên toàn cầu
Nghĩ từ việc sở y tế tổ chức lễ trao quyết định “nguồn nhân lực”

Có một thời chúng ta thường nghe cụm từ “thu hút nhân tài”. Tất nhiên, nhân tài thì phải “chuẩn” của nhân tài. Ví dụ như tiến sĩ, giáo sư chẳng hạn. Tức là chúng ta hiểu những người có bằng cấp và năng lực thực hành công việc cao. Chủ thể thu hút nhân tài mong muốn, với sự đóng góp của nhân tài sẽ đưa địa phương phát triển trong một số lĩnh vực nhất định nào đó. Đó chính là cái các địa phương cần.

Nghĩ từ việc sở y tế tổ chức lễ trao quyết định “nguồn nhân lực”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top