ClockThứ Sáu, 14/10/2016 13:48

Thêm sao và mất sao

TTH - Tin tốt trong hoạt động dịch vụ du lịch là ngày 6/10 vừa qua, dự án mở rộng khu dịch vụ du lịch Khách sạn La Residence để đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao tại số 5 Lê Lợi và tạo cảnh quan bên bờ sông Hương của Công ty TNHH Kinh Thành đã được UBND tỉnh cấp chứng nhận. Thông tin trên báo Thừa Thiên Huế (thứ sáu ngày 7/10) cũng cho hay, dự án có quy mô trên 8.500 m2, trong đó diện tích xây dựng là 1.328m2, bao gồm nhiều hạng mục công trình khác nhau với tổng nguồn vốn đầu tư trên 27 tỷ đồng.

Hướng dẫn cho du khách tại khách sạn La Residense. Ảnh: Đức Quang

Trước đó, những thông tin không tốt khác cũng trong hoạt động này là bên cạnh việc đánh giá đa số các khách sạn 3-5 sao được kiểm tra trong những ngày cuối tháng 9 vừa qua đều đạt chuẩn, Tổng cục Du lịch đã quyết định sẽ thu hồi quyết định công nhận hạng 4 sao của Khách sạn ASIA (17 Phạm Ngũ Lão). Nguyên nhân của việc thu hồi này đến từ việc khách sạn này không duy trì tốt chất lượng dịch vụ đúng hạng sao, trang thiết bị, tiện nghi xuống cấp, thiếu tiện ích, nhân viên chưa chuyên nghiệp (nguồn Báo Du lịch). Cũng cần nói thêm là trong số 20 cơ sở lưu trú được đoàn kiểm tra (do Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn làm trưởng đoàn, các khách sạn Moonlight Huế, Cherish, Romance (ở khu vực Phạm Ngũ Lão, Bến Nghé, Nguyễn Thái Học) đã được gia hạn mốc thời gian 3 tháng để khắc phục các yếu kém; Mondial Huế 4 sao, Midtown, Alba spa, Hoa Nhài là tên của những khách sạn được nhắc nhở tại chỗ về những tồn tại đang có.

Việc lên, hay xuống hạng cũng là một trong những trạng thái hoạt động trong dịch vụ lưu trú du lịch khi những cơ sở kinh doanh đó hoặc không có kế hoạch để giữ và nâng hạng, hoặc quá thiếu sót và bằng lòng với chất lượng dịch vụ mà mình có; hoặc gặp phải những vấn đề nào đó trong kinh doanh nên có phần lơi lỏng chất lượng, thiếu sự chăm chút thường xuyên với sản phẩm và chất lượng sản phẩm mà mình có... Và cho dù có ý kiến cho rằng, cần nhìn nhận việc thu hồi quyết định công nhận hạng sao của cơ sở lưu trú nào đó dưới những góc độ khác nữa, theo chúng tôi, cái mất lớn nhất ở đây chính là giá trị của thương hiệu và chất lượng dịch vụ mà trước đó, họ đã phải dày công xây dựng để lan toả và có một vị trí trong lựa chọn của khách hàng. Kéo theo đó là những chi phí cơ hội khác.

Ở đây, có lẽ cũng nên đặt mối tương quan về sự cạnh tranh, khi mà có gần 550 cơ sở lưu trú với khoảng hơn 17.000 phòng trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Không thể cào bằng chất lượng giữa các dịch vụ có sao (*) và không có sao (*) cũng như thứ hạng của các khách sạn có gắn sao, tuy nhiên tôi cũng đã phân vân khi đọc được thông tin là có khách sạn 4 sao ở Huế nhưng giá chỉ từ 370.000 đồng/ngày. Có thể khách sạn này có lý do để “down” giá phòng xuống ở mức mà họ có thể trên cơ sở tính toán các chi phí khác. Với mức giá này, người sử dụng dịch vụ hẳn nhiên có lợi khi trả tiền ít nhưng được ở dịch vụ cao, và có thể là họ sẽ hài lòng khi bị cắt giảm một số tiện nghi, tiện ích kèm theo. Nhưng ở góc độ của người quan sát, tôi vẫn thấy có điều gì chưa hợp lý trong kinh doanh, và nó dễ gây ra sự nhiễu về giá trong sử dụng dịch vụ lưu trú; về sự nghi ngờ chắc chắn sẽ có trong sử dụng dịch vụ và nhiều hơn, là gây nên tình trạng không lành mạnh, thiếu nhất quán  trong môi trường cạnh tranh vốn đã có không ít những ì xèo trong mùa khách cao điểm và thấp điểm trên địa bàn.

Mỗi tiêu chuẩn đánh giá và xếp hạng chắc chắn đều có những tiêu chí và quy định kèm theo. Tôi nghĩ, chuẩn mực và thứ hạng của chất lượng dịch vụ là yêu cầu. Trước khi giải thích, có lẽ phải nhìn vào chất lượng sản phẩm dịch vụ mà mình đã có ở mức độ nào.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Du lịch không thể phát triển một mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Du lịch không thể phát triển một mình”. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và để phát triển được du lịch phải có sự đồng hành của nhiều ngành, nhiều người.

Du lịch không thể phát triển một mình
Return to top