ClockThứ Bảy, 11/07/2020 18:29

Thêm sắc màu cho vùng quê Ngư Mỹ Thạnh

TTH.VN - Gần 50 bức tranh bích họa được đội ngũ giảng viên, tình nguyện Đại học Huế vẽ, góp phần biến những bức tường úa màu rêu phong của thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền thành những bức tranh đa sắc màu.

Phong cách riêng với nghệ thuật bút sắtNhìn từ làng bích họa Ánh DươngThà ít mà tinhThêm ý tưởng trải nghiệm ngày hèDu lịch Quảng Điền đi đúng hướngHứa hẹn từ rừng ngập mặnQuảng Điền đầu tư 15 tỷ đồng xây dựng đê bao ven phá

Những bức tranh bích họa đang dần định hình

Dưới các nắng oi ả của ngày hè, những giọt mồ hôi chảy tràn trên gương mặt của những tình nguyện viên. Phong cảnh đầm phá và các hoạt động ngư nghiệp được họ chuyển tải sinh động thông qua những bức tranh. Những bức tranh cũ cũng được bổ sung thêm màu sắc khiến khu du lịch cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh trở nên đa sắc.

Trước đó, thông qua Trung Tâm nghiên cứu và Phát triển cộng đồng, Trường đại học Nông lâm Huế, Hội nghề cá tỉnh, nhóm tình nguyện viên này đã đầu tư 35 bức tranh tường tại khu vực thôn Ngư Mỹ Thạnh nhằm hiện thực hóa việc áp dụng nghệ thuật công cộng, đại chúng để bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng.

Ông Dương Ngọc Phước, giảng viên Trường đại học Nông lâm Huế, người đưa ra ý tưởng hình thành làng bích họa Ngư Mỹ Thạnh chia sẻ, các bức tranh tập trung vào nội dung nhằm tuyên truyền bảo tồn tài nguyên thủy sản, phong cảnh đầm phá và các hoạt động ngư nghiệp. Đến thời điểm hiện tại, có gần 50 bức tranh được vẽ tại thôn Ngư Mỹ Thạnh.

 “Các bức tranh bích họa đã giúp người dân và khách du lịch nhận thức được giá trị và sự đa dạng của các tài nguyên vùng đầm phá, nét đẹp của văn hóa truyền thống gắn với nghề cá trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Cùng với hoạt động quảng bá tour du lịch cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh, những bức tranh cũng góp phần thu hút một lượng khách du lịch rất lớn đến với Ngư Mỹ Thạnh”, ông Phan Văn Ty, Chủ tịch Chi hội nghề cá Ngư Mỹ Thạnh bộc bạch.

Thừa Thiên Huế Online xin gửi đến bạn đọc một số hình ảnh tại thôn Ngư Mỹ Thạnh ngày 11/7:

Những bức tranh về đời sống ngư dân được chuyển tải sinh động

Hai tình nguyện viên người Serbia cũng tham gia trong đợt vẽ tranh

Tình nguyện viên nhí người Serbia phác thảo ý tưởng 

Chăm chú trong từng nét vẽ

Hơn 40 tình nguyện viên tham gia hoạt động ý nghĩa này

Hào hứng chưa...

Tin, ảnh: Khả Ngân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tranh bích họa làm đẹp trường học

Ngày 24/3, Chi đoàn Báo Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Đoàn Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế và Đoàn xã Phong Xuân (huyện Phong Điền) tổ chức chương trình vẽ tranh bích họa tại các điểm trường trên địa bàn xã Phong Xuân.

Tranh bích họa làm đẹp trường học
Thúc đẩy du lịch cộng đồng

Phát huy tiềm năng, thế mạnh của du lịch cộng đồng, Hương Thủy đã và đang tập trung đầu tư theo hướng bài bản, chuyên nghiệp nhằm sớm đạt mục tiêu đón khoảng 150 ngàn lượt du khách vào năm 2025.

Thúc đẩy du lịch cộng đồng
Công tác phát triển du lịch cộng đồng đạt nhiều kết quả tích cực

Thông tin trên được lãnh đạo Sở Du lịch khẳng định tại hội nghị sơ kết tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 9/7/2019 (Nghị quyết 05) của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2023, diễn ra sáng 1/11.

Công tác phát triển du lịch cộng đồng đạt nhiều kết quả tích cực
Đổi mới cho nông thôn từ các mô hình du lịch

Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng để phát triển hiệu quả hơn du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch OCOP. Kinh nghiệm từ mô hình các tỉnh bạn cho thấy, điều cốt lõi là cần có giải pháp thực hiện, phối hợp đồng bộ để cùng lúc tạo được hiệu quả cả về mặt kinh tế, tạo sinh kế cho người dân bền vững hơn cũng như nâng tầm giá trị, quảng bá và lan tỏa hiệu quả về văn hóa.

Đổi mới cho nông thôn từ các mô hình du lịch
Return to top