ClockThứ Sáu, 03/04/2015 18:21

Thái Bình Lâu – điểm đến mới trong Đại Nội

TTH.VN - Thái Bình Lâu (Đại Nội) được xây dựng dưới thời vua Đồng Khánh. Đây là nơi dành cho nhà vua nghỉ ngơi, đọc sách, vãn cảnh. Sau 4 năm trùng tu, đến nay công trình đã chính thức đón du khách vào khám phá, thăm thú.

Thái Bình Lâu được xây dựng từ năm 1887. Mặc dù đã được tôn tạo chỉnh trang nhiều lần, nhưng thời gian và khí hậu khắc nghiệt đã khiến cho Thái Bình Lâu bị xuống cấp trầm trọng. Năm 2010, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã thực hiện dự án trùng tu, phục hồi Thái Bình Lâu với kinh phí đầu tư khoảng 20 tỷ đồng.

Sân trước của Thái Bình Lâu

Thái Bình lâu là một kiến trúc độc đáo gồm 2 công trình: Tiền Doanh và Hậu doanh nối kết với nhau. Hậu doanh là một tòa nhà một tầng được lợp bằng ngói liệt tráng men. Tiền doanh là một tòa nhà 2 tầng được lợp bằng ngói âm dương tráng men hoàng lưu ly.

Không chỉ đặc sắc về kết cấu kiến trúc, Thái Bình lâu còn đặc sắc với nghệ thuật khảm sành sứ. Hầu hết các mô típ trang trí ở đây đều là những tác phẩm hết sức có giá trị của nền Mỹ thuật Việt nam. Với yêu cầu bảo tồn tối đa các họa tiết nguyên gốc, phần lớn các họa tiết đã được hạ giải an toàn và sau khi vệ sinh khoa học đã được lắp dựng trở lại đúng vị trí nguyên gốc.
 
Du khách thăm Thái Bình Lâu
 
Bảo tồn, tôn tạo cụm di tích Thái Bình lâu - vườn Thiệu Phương, một di tích có giá trị quan trọng về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật... là một dự án góp phần từng bước hoàn thiện công tác bảo tồn tại khu vực Đại Nội cũng như trên địa bàn của quần thể di tích Cố độ Huế, là dấu mốc trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Huế.
 
Mặc dù vẫn còn phải thực hiện một số việc sau cùng như sơn bóng cho hệ thống cửa, lau rửa nền nhà…, không gian nội thất cũng chưa được trưng bày nhiều, nhưng hằng ngày Thái Bình Lâu vẫn đón rất nhiều du khách ghé thăm. Họ nhẹ nhàng, cẩn thận và nhường nhịn khi bước lên từng bước cầu thang lên tầng 2 của Tiền doanh.
 
Hậu doanh Thái Bình Lâu
 
Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, thời gian tới, Thái Bình Lâu sẽ được tái hiện lại phần nào không gian nội thất như xưa để giới thiệu với du khách về một công trình đặc biệt, giàu tính nhân văn trong khu vực Hoàng cung vàng son một thuở.
Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế
Return to top