ClockThứ Bảy, 01/12/2018 15:38

Tái định cư Khu vực 1 Di tích Kinh thành Huế: Điều kiện cuộc sống người dân phải tốt hơn

TTH.VN - Sáng 1/12, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng đại diện lãnh đao các sở, ban, ngành, địa phương đã có buổi kiểm tra thực địa việc thực hiện chuẩn bị công tác tái định cho di dời dân cư- giải tỏa Khu vực 1 Di tích Kinh thành Huế, kết nối giao thông giữa TP. Huế với sân bay Phú Bài và một số công trình, dự án chỉnh trang đô thị.

Mong người dân ủng hộ chủ trương di dời đến nơi ở tốt hơnChính quyền tiếp tục khảo sát để có phương án giải tỏa phù hợpCử tri quan tâm đến việc giải toả Thượng thành và di dời Trường THCS Nguyễn DuBài toán di dân – kỳ 2: “Cần sự đồng thuận và chia sẻ trách nhiệm”Giải tỏa khu vực I, Kinh thành Huế: Bài toán di dân - Kỳ 1: “Đi sớm, về muộn”Lên phương án di dời hơn 4.200 hộ dân ra khỏi Kinh thành HuếSớm giải tỏa “khu ổ chuột” dưới chân Kinh thành Huế

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương khẩn trương cho công tác tái định cư ở Hương Sơ

Khẩn trương xây dựng khu tái định cư

Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 Di tích Kinh thành Huế với phương án di dời dân cư khoảng 4.200 hộ đang sinh sống trong khu vực này thực hiện trong giai đoạn 2019 - 2023, kinh phí cần Trung ương hỗ trợ để bồi thường, hỗ trợ khoảng 2.800 tỷ. Trong giai đoạn 2019 - 2021, sẽ di dời dự kiến khoảng 2.938 hộ với kinh phí khoảng 1.900 tỷ đồng, bình quân từ 600 - 650 tỷ/năm. Ngoài ra, tỉnh phải tự huy động các nguồn vốn khoảng 1.300 tỷ để xây dựng các khu tái định cư, sẵn sàng cho việc di dời.

Theo đề án này, phạm vi giải tỏa bao gồm 4 phường bên trong Kinh Thành gồm Thuận Hòa, Thuận Thành, Thuận Lộc và Tây Lộc. Ngoài ra, có thêm 3 phường tiếp giáp Phú Hòa, Phú Bình, Phú Thuận. Việc di dời, giải tỏa sẽ được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1, 2019 – 2021 sẽ dời gần 3.000 hộ dân với kinh phí di dời, giải phóng mặt bằng khoảng 1.880 tỷ đồng. Giai đoạn 2, 2022 – 2025 di dời hơn 1.200 hộ với kinh phí 855 tỷ đồng.

Đến nay, tỉnh đã thống nhất chủ trương về khu vực tái định cư tại khu bắc phường Hương Sơ (TP. Huế) với tổng diện tích khoảng 87,5ha. Dự kiến giai đoạn 1 sẽ thực hiện 2 cụm tái định cư, mỗi cụm gần 5ha, sau đó sẽ tiếp tục mở rộng giai đoạn 2. Kinh phí đầu tư xây dựng khu tái định cư 87,5 ha phục vụ di dời giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 là 946 tỷ đồng thuộc ngân sách địa phương từ nguồn thu bán vé tham quan di tích, dịch vụ du lịch và các nguồn huy động hợp pháp khác. Kinh phí đầu tư xây dựng khu tái định cư 32 ha giai đoạn 2 là 416 tỷ đồng thuộc ngân sách địa phương.

Đoàn công tác kiểm tra hạ tầng tại một khu tái định cư ở Hương Sơ

Sau khi khảo sát thực địa, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan liên quan, nhất là chính quyền TP. Huế đã chọn địa điểm phù hợp, gần với trung tâm thành phố để tiến hành san lấp mặt bằng cho khu tái định cư. Về giải pháp xây dựng khu tái định cư, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phải tích cực tham mưu cho UBND các phương án đền bù, di dời, giải tỏa, tái định cư. Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục thu hồi đất, kiểm đếm tài sản trên đất. Khu tái định cư mới phải đảm bảo các yếu tố cơ bản về hạ tầng kỹ thuật; trong đó, các khâu giải phóng mặt bằng, san nền, đường giao thông, cấp thoát nước, điện,.. cần phải đi trước một bước.

Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, các thiết chế y tế, văn hóa, giáo dục của khu tái định cư cũng cần phải được tính toán bài bản, xây dựng hải hòa. “Lãnh đạo tỉnh luôn trăn trở trước những khó khăn của các hộ dân sinh sống ở khu vực 1 Di tích Kinh thành Huế, tỉnh đang tích cực triển khai nhiều giải pháp, những chính sách để sớm đưa các hộ dân đến sống ở khu vực mới, có điều kiện cuộc sống tốt hơn”- ông Phan Ngọc Thọ khẳng định.

Hoàn thiện kết nối hạ tầng giao thông

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ (giữa) kiểm tra thực địa kết nối giao thông Huế-sân bay Phú Bài

Tuyến giao thông nối TP. Huế với sân bay Phú bài khoảng 15km. Hiện do yếu tố lịch sử nên mặt đường vẫn còn chật hẹp; cây xanh, cảnh quan, vỉa hè… vẫn còn hạn chế.

Theo Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Trần Công Diễn, gần đây ngành đã quan tâm tham mưu đến việc chỉnh trang, kết nối Huế với sân bay Phú Bài. Hiện, đoạn qua cánh đồng Thanh Lam đang được đầu tư nguồn lực, mở rộng mỗi bên hơn 3m. Dự kiến cuối năm 2018 hoàn thành đoạn đường này sẽ rộng rãi, khang trang hơn, có điểm đỗ xe khẩn cấp, tạo điều kiện lưu thông thông thoáng.  

Cùng với đó, Sở Giao thông vân tải và Sở Xây dựng đang lên phương án chỉnh trang trên toàn tuyến, trong đó, chú trọng trồng mới cây xanh tạo cảnh quan; làm lại hệ thống vỉa hè, mở rộng lòng đường một số đoạn…

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ lưu ý, việc hoàn thiện kết nối hạ tầng giao thông kết hợp với chỉnh tra tuyến nối Huế với sân bay Phú Bài có ý nghĩa rất quan trọng vào việc phát triển kinh tế- xã hội, du lịch. Do vậy TX. Hương Thủy cần phối hợp, tạo điều kiện cho các sở Giao thông vân tải và Sở Xây dựng trong triển khai thực hiện.

“Trong quá trình thực hiện cần lấy ý kiến rộng rãi, tạo đồng thuận trong Nhân dân. Các cơ sở hạ tầng cần phát huy được tốt nhất các công năng, tránh lãng phí, làm ra không có ai sử dụng. Đối với trồng cây xanh tạo cảnh quan, cần thiết phải xin ý kiến một số chuyên gia về cây xanh nhằm tạo những tuyến đường xanh-sạch-đẹp riêng có của Huế”- Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cũng chỉ đạo lãnh đạo TX. Hương Thủy khẩn trương cho công tác đền bù, giải tỏa mặt bằng cho dự án mở rộng sân bay Phú Bài.

Khảo sát tại điểm dự kiến làm đường đi bộ dọc sông Như Ý đoạn đập Đá-cầu Vĩ Dạ, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng nếu làm được tuyến đường này sẽ tạo ra điểm nhấn cho TP. Huế. Tuy nhiên, cần lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân và các chuyên gia nhằm tạo sự đồng thuận cao trước khi thực hiện.  

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền
Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử

Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, phát triển phẩm chất, năng lực của người học, Trường THPT Hai Bà Trưng đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan trải nghiệm và dạy học nội khóa tại thực địa.

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử
Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top