ClockThứ Bảy, 01/10/2022 14:46

Số hóa ảnh tư liệu về di tích

Gần đây, một nhóm các nhiếp ảnh có đam mê về chụp ảnh các di sản, di tích đã nảy ra ý tưởng về việc số hóa ảnh tư liệu liên quan đến các triều đại nhà Nguyễn và các di tích, di sản của Cố đô Huế nhằm góp phần giúp công tác bảo tồn được bài bản, chính xác và chân thực hơn. Họ đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, các nhà sưu tầm ảnh tư liệu trong và ngoài nước để tìm kiếm các nguồn ảnh quý hiếm về di tích và các đời vua, hoàng hậu, đại thần… để phục hồi, số hóa rồi trao tặng lại cho các bên liên quan để lưu giữ, trùng tu và bảo tồn.

Một trong những nhiếp ảnh đang miệt mài thực hiện công việc đó là Nguyễn Tấn Anh Phong, ở đường Trần Phú (TP. Huế).

Kính mời quý bạn đọc cùng ngắm nhìn một vài công đoạn trong quy trình số hóa ảnh tư liệu về di tích mà Nguyễn Tấn Anh Phong và các cộng sự đã và đang thực hiện.

THỪA THIÊN HUẾ CUỐI TUẦN

Ảnh: NHÓM CTV

Làm sạch những vết bẩn trên mặt nhân vật

Thơ văn trên điện Cần Chánh đang được làm lớn, tái tạo nét chữ hỗ trợ cho việc trùng tu

Các bức ảnh sau khi được xử lý sẽ được chuyển đổi số ở góc ánh sáng tốt nhất có thể

Vệ sinh tổng thể ảnh và kiểm tra kỹ thông tin là giai đoạn đầu tiên khi tiếp xúc với album

Các bài thơ trên công trình kiến trúc sau khi số hóa, xử lý đã lên chi tiết tốt để có thể đọc được

Tổng thể điện Kiến Trung dưới thời vua Khải Định

Những ảnh xưa sau khi số hóa thành công, in ra khổ lớn cho ra ảnh vô cùng sắc nét

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử

Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, phát triển phẩm chất, năng lực của người học, Trường THPT Hai Bà Trưng đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan trải nghiệm và dạy học nội khóa tại thực địa.

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử
Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
Return to top