ClockThứ Hai, 27/06/2016 05:56

Quy hoạch vùng nuôi hàu Lập An

TTH - Theo quy hoạch, diện tích nuôi hàu ở đầm Lập An (Lăng Cô - Phú Lộc) sẽ còn lại 100 ha và chuyển từ nuôi bằng lốp xe sang mô hình nuôi bè tre âm mặt nước. Tuy nhiên, quá trình giải tỏa và đưa những hộ nuôi hàu vào vùng quy hoạch đang ì ạch.

Tiến độ giải tỏa chậm

Từ Quốc lộ 1A rẽ vào con đường phía đông đầm Lập An, không còn cảnh mua bán hàu tấp nập như những năm trước. Trên đầm, nhiều cọc tre nuôi hàu đã được tháo dỡ. 

Thu hoạch hàu ở đầm Lập An

Ông Đặng Trường Sơn, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô cho biết: “Trả lại mỹ quan cho đầm Lập An nói riêng và tất cả khu vực Lăng Cô nói chung là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Thời gian qua, thị trấn đã kiểm tra không để phát sinh thêm hộ nuôi hàu trên đầm Lập An, khu vực sát đường Quốc lộ. Nhờ vậy, số hộ nuôi hàu và quy mô nuôi không tăng. Tình trạng phơi lốp, thải vỏ hàu không còn lộn xộn và nhếch nhác như trước”.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Phú Lộc cho hay, đến nay, các cơ quan chức năng của huyện phối hợp với thị trấn Lăng Cô giải tỏa được 30 ha. Hiện trên đầm Lập An còn khoảng 200 ha nuôi hàu bằng cọc tre gắn giá thể lốp xe. Thời gian đến, tiếp tục giải tỏa hết tất cả cọc tre còn lại trên đầm, trong đó, sẽ ưu tiên khu vực phía đông đầm, sát Quốc lộ 1A.

Vùng quy hoạch nuôi hàu mới tại đầm Lập An nằm hoàn toàn ở phía tây đầm, có diện tích 100 ha và được chia thành 5 khu vực. Mỗi khu vực có chiều dài 200m, cách nhau 15-20m, có độ sâu 5m, cách bờ 50m và tránh những luồng lạch ảnh hưởng đến tàu, thuyền ra vào đầm.

Ông Mai Văn Xỉ, Phó phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc thẳng thắn nhìn nhận: “Diện tích nuôi hàu bằng cọc tre, giá thể lốp xe cần giải tỏa còn nhiều. Khó khăn lớn nhất là dù các cọc tre do chính người dân chôn xuống đầm, nhưng giờ họ không chịu nhổ. Chính quyền phải tiến hành cưỡng chế tháo dỡ. Trong khi đó, chi phí giải tỏa lớn, chỉ riêng 30 ha mới giải tỏa xong chi phí thuê nhân công đã tốn hơn 200 triệu đồng. Nhưng đó cũng là phương án cưa ngang mặt đất, còn nếu nhổ lên toàn bộ sẽ kéo dài thời gian và tốn kinh phí hơn”.

Thay thế lốp xe bằng bè tre

Một hộ nuôi hàu có tiếng ở Lăng Cô cho hay, nuôi hàu bằng lốp xe có từ lâu, chi phí đầu tư thấp. Nguyên vật liệu dễ kiếm, các thao tác kỹ thuật dễ dàng, thu hoạch và vệ sinh nhanh. Hàu bám trên lốp xe nhiều nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khi chuyển sang các mô hình nuôi mới, không biết hiệu quả như thế nào, nhưng chi phí ban đầu để mua tre lớn, thời gian sử dụng cũng ngắn, chỉ được khoảng 1-2 năm.

Người dân bán hàu bên đầm Lập An

Ông Đặng Trường Sơn, cho hay: “Khi chuyển đổi một mô hình cần phải có thời gian thử nghiệm, khảo sát, phân tích kết quả. Từ đó, có phương án thay thế tối ưu, mang lại lợi ích và hiệu quả cho người dân. Chuyển đổi mô hình nuôi hàu cần có thêm thời gian và có sự vào cuộc hơn nữa của các cơ quan chức năng để giúp người dân ổn định sinh kế”.

Mới đây, Khoa Thủy sản, Trường ĐH Nông lâm Huế có kết hợp với thị trấn Lăng Cô nuôi thử nghiệm hàu Thái Bình Dương. Vì nhiều lý do khác nhau nên hàu chậm lớn so với kế hoạch nên chưa có báo cáo hiệu quả. Gần đây, hàu đã phát triển bình thường trở lại, nếu đạt hiệu quả sẽ nhân rộng mô hình toàn vùng nuôi.

Ông Mai Văn Xỉ khẳng định: “Hai mục tiêu đặt ra trong thời gian đến là tất cả các hộ nuôi phải vào vùng quy hoạch, không được phát sinh ở các khu vực khác; chuyển từ nuôi hàu bằng cọc tre, giá thể nuôi từ lốp xe sang nuôi bằng bè tre và vỏ hàu tự nhiên gắn vào bè tre âm dưới mặt nước. Chi phí nuôi tăng lên nhưng sẽ đảm bảo tính bền vững và mỹ quan của đầm Lập An. Ngoài ra, để đảm bảo sinh kế cho các hộ nuôi đã giải tỏa, chúng tôi sẽ vận động người dân chia sẻ diện tích nuôi với nhau và kết hợp họ lại thành từng tổ khoảng 20 thành viên để chia sẻ lợi ích chung”.

Đức Quang  - Tố Uyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế
Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Return to top