ClockThứ Hai, 22/11/2021 08:30

Phú Diên phát triển du lịch biển

TTH - Phát triển du lịch biển là một trong những chương trình trọng điểm trong phát triển kinh tế - xã hội của xã Phú Diên (Phú Vang) trong giai đoạn mới.

Xây dựng sản phẩm OCOP nước mắm Phú DiênCông nhận hai nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịchSố hóa tư liệu Hán - Nôm quý ở xã Quảng Phú, Quảng Điền

Bãi biển Phú Diên sẽ là điểm đến hấp dẫn

Sau khi 5 xã, thị trấn (xã Phú Thượng, Phú Mậu, Phú Dương, Phú Thanh và thị trấn Thuận An) thuộc huyện Phú Vang sáp nhập vào TP. Huế, Phú Diên là một trong những xã ven biển đang được tập trung xây dựng trở thành điểm phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội “mũi nhọn” của Phú Vang.

Theo ông Hoàng Văn Vy, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Phú Diên: Trước đây, người dân Phú Diên chủ yếu sinh sống bằng ngư nghiệp, đánh bắt thủy, hải sản, chưa phát triển kinh tế du lịch biển. Trong tình hình mới, phát triển du lịch biển là một trong những chương trình trọng điểm của địa phương. Do đó, bãi tắm Phú Diên đã được huyện đầu tư nâng cấp giai đoạn 1 với kinh phí 8 tỷ đồng, hiện đã hoàn thành các tuyến đường dẫn ra bãi tắm. Hệ thống điện chiếu sáng đã được gắn trụ.

Điểm thể dục thể thao (sân bóng đá, sân bóng chuyền) và điểm check-in bên bờ biển, với nhiều hạng mục mang “màu sắc” cuộc sống ngư dân miền biển như lưới chài, thúng rái…, trang trí đẹp mắt để hấp dẫn du khách, đã được chính quyền xã Phú Diên đầu tư thực hiện với kinh phí khoảng 100 triệu đồng. Giai đoạn 2 sẽ chỉnh trang cây cối, công viên, đồng thời giải phóng mặt bằng để xây 6 lô, quầy phục vụ kinh doanh, ăn uống cho khách đến tắm biển, du lịch.

Tháp Chăm nằm trên địa bàn, là di tích lịch sử cấp tỉnh, điểm đến, không gian “kết nối” trong hoạt động tham quan, du lịch biển tại Phú Diên của du khách. “Hiện tỉnh có kế hoạch tu sửa tháp Chăm. Từ trước đến nay, địa phương luôn phối hợp thường xuyên bảo quản, đảm bảo cảnh quan môi trường nơi đây sạch, đẹp thông qua hoạt động ngày chủ nhật xanh” - ông Hoàng Văn Vy cho biết. 

Để phát triển du lịch cộng đồng, UBND xã Phú Diên đã làm dự toán, gửi cấp tỉnh, với kế hoạch đăng ký kinh phí 600 triệu đến 1 tỷ đồng. Hiện địa phương đã làm việc và được Phòng Văn hóa Thông tin huyện Phú Vang hỗ trợ làm các bảng quảng bá nội dung liên quan đến Tháp Chăm để “thuyết minh” cho du khách, mang đến ấn tượng sâu sắc, góp phần lan tỏa sự cuốn hút, hấp dẫn du khách đến với Phú Diên và du lịch biển Phú Vang.

Điều đáng mừng, UBND tỉnh đã có kế hoạch phát triển du lịch nghỉ dưỡng của xã Phú Diên, với diện tích 100 ha từ thôn Kế Sung qua thôn Kế Thượng Thanh. Vậy nên trong định hướng chiến lược phát triển du lịch của xã, địa phương sẽ sản xuất một số sản phẩm đặc trưng của vùng đất Phú Diên từ thủy, hải sản (như mực, các loại cá tươi ngon một nắng…) để trưng bày, quảng bá, đồng thời luôn “có mặt” tại gian hàng, để khi đến tham quan, nghỉ dưỡng, du khách có nhiều lựa chọn. Nước mắm Phú Diên hiện đang được chính quyền địa phương xã, huyện và Hợp tác xã chế biến Phú Diên xây dựng sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao, là một trong các sản phẩm sẽ “lên kệ” phục vụ và “theo chân” du khách.

Trong định hướng chiến lược phát triển du lịch của xã, du lịch cộng đồng cũng sẽ được “chăm chút”, với dự kiến sẽ khuyến khích và hỗ trợ người dân phát triển homestay. “Địa phương sẽ hỗ trợ cho 2 gia đình có điều kiện làm homestay, mỗi gia đình 50 triệu đồng” - ông Hoàng Văn Vy nói. Cũng theo chia sẻ của Chủ tịch UBND xã Phú Diên, trong định hướng “dài hơi”, 15 ha rừng ngập mặn trên địa bàn Phú Diên sau này sẽ là điểm đến hấp dẫn trên đầm phá.

Để bổ sung cho “điểm nhấn” du lịch biển, khách du lịch có thể vui chơi trên đầm phá sau đó có những trải nghiệm thú vị về ngành nghề truyền thống của địa phương như nón, làm nước mắm, làm ruốc… Vậy nên, chính quyền các cấp cũng đang định hướng, ngoài đầu tư về cơ sở vật chất, Phú Diên phải kết nối với các tour du lịch, để việc phát triển đảm bảo dài hơi, bền vững.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Sẵn sàng cho mùa du lịch biển

Khởi động mùa du lịch biển và chương trình “Thuận An Biển gọi năm 2024”, tại bãi tắm Thuận An, UBND TP. Huế và phường Thuận An đã và đang hoàn thiện hạ tầng, chỉnh trang khuôn viên bãi tắm cũng như kiện toàn các tổ bảo vệ, cứu hộ… nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và du khách.

Sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

TIN MỚI

Return to top