ClockThứ Năm, 05/09/2019 20:17

Như con tằm nhả tơ

TTH - Sáng 28/8, UBND tỉnh tổ chức lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước cho các Nghệ nhân Nhân dân và Nghệ nhân ưu tú của Thừa Thiên Huế; trong đó, có Nghệ nhân Nhân dân Thanh Hương - một người con của quê hương Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế có thêm 4 Nghệ sĩ Ưu túThừa Thiên Huế vươn lên vị trí thứ 2 Bảng xếp hạng chỉ số ICT Index năm 2019Trên 400 ngàn lượt người đến Huế trong dịp Festival Nghề truyền thống 2019

Nghệ nhân Nhân dân Thanh Hương (người ngồi bên phải) trong ngày nhận danh hiệu cao quý Nghệ nhân Nhân dân. Ảnh: Minh Hiền

Ngày 6/4/2012, tại Festival Huế 2012, Công ty thêu XQ Việt Nam đã tổ chức lễ tôn vinh hai nghệ nhân ca Huế tài hoa là Thanh Hương (84 tuổi) và Minh Mẫn (87 tuổi). Lễ tôn vinh diễn ra trang trọng và xúc động. Hai nghệ nhân đã trình diễn ca Huế trong buổi lễ này với tên gọi “Hơi thở sông Hương”. Trong dịp này, nhà văn, dịch giả Bửu Ý đã phát biểu về cống hiến của hai nghệ nhân: “Hai bà đã đem sở trường của mình trải lòng một cách hồn hậu, nguyện trút hết sức lực như con tằm nhả tơ đem lại lời ca tiếng hát cho mọi người”.

Cũng tại lễ tôn vinh, hai nghệ nhân đã rất xúc động nghe các bài bản ca Huế do các lớp con cháu trình diễn, trong đó có những người do chính hai bà có công truyền dạy.

Nghệ nhân Thanh Hương tên thật là Nguyễn Thị Thương,  sinh năm 1928, quê quán Thanh Phước, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà. Bà có mẹ là người biết hát dân ca, nhất là hò đối đáp; cha là nghệ nhân đàn bầu nổi tiếng Nguyễn Văn Tửu. Điều đặc biệt hơn, ông Nguyễn Văn Tửu thỉnh thoảng dạy các con hát dân ca, ca Huế vào buổi sáng sớm, trước lúc ra đồng. Từ nhỏ, những lúc rảnh rỗi, cô bé Thương tìm đến các tụ điểm có sinh hoạt ca nhạc dân tộc để nghe hát dân ca, ca Huế.

Được sự dìu dắt của người cha là nghệ nhân đàn bầu “đạt tới mức tuyệt đỉnh”, Thanh Hương đã sớm đến với ca Huế. Dần dần, từ niềm yêu thích, đi đến đam mê, cô bé Thanh Hương còn tự tìm đến những người lớp trước để học hỏi, cùng bạn bè say sưa tập hát, rèn luyện những kỹ năng hát các làn điệu dân ca và ca Huế. Với tính ham học hỏi, lại có trí nhớ tốt, Thanh Hương đã tiếp thu nhanh các làn điệu, bài bản.

Không những hát thành thạo dân ca như các làn điệu hò, điệu lý; Thanh Hương đã có thể ca vững vàng các điệu ca Huế như Nam Ai, Nam Bình, Tứ đại cảnh… Kỹ thuật ca hát, nhất là các điệu ca Huế điệu Nam với những yêu cầu khắt khe về luyến láy, đưa hơi… cô bé Thanh Hương đều thể hiện khá tốt. Một mất mát lớn đến với Thanh Hương khi bà mới 13 tuổi, đó là người cha vừa là người thầy kính yêu đã qua đời. Tuy vậy, Thanh Hương vẫn không phai nhạt niềm đam mê ca Huế. Năm 14 tuổi, bà đã nổi tiếng ở quê, được mời đi ca ở các làng trong vùng trong các buổi lễ hội, tiệc tùng.

Cũng như nhiều nghệ nhân ca Huế khác, bà đã vượt qua dư luận xã hội đương thời vốn coi thường “con hát” để đến với nghệ thuật mà mình yêu thích. Bà học thêm múa, hát tuồng, diễn tuồng, tham gia một số gánh hát…Bà còn vượt qua bao khó khăn, sóng gió của cuộc đời khi một mình nuôi con. Năm 1954, bà vào Huế sinh sống, bươn chải, vất vả mưu sinh bằng cách buôn bán lặt vặt để có tiền nuôi mình, nuôi con. Ca Huế dường như có một sức mạnh vô hình, nâng con người ta lên, tiếp thêm sinh lực để vui sống. Những buổi ca sa-lông, những buổi ca trên đò sông Hương, Thanh Hương cùng với các nghệ nhân, nghệ sĩ thả lòng mình theo những tiếng hát, cung đàn.

Biết bao lần Thanh Hương cùng các danh ca: Quế Trân, Minh Mẫn, Vân Phi ngồi “ca tri âm tri kỷ” với các danh cầm như Nguyễn Hữu Ba, Bửu Lộc, Trần Kích, Nguyễn Kế, Tôn Thất Toàn, Nguyễn Văn Tân, Phạm Văn Thiết…Vượt lên số phận, nghệ nhân Thanh Hương đã đi trọn con đường với nghệ thuật ca Huế.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân nhận xét: “Giọng ca của Thanh Hương trong sáng, vui tươi. Tuy thế, người sành điệu vẫn phát hiện được dưới lớp trong sáng ấy một nỗi buồn da diết”. Cùng với Minh Mẫn, Vân Phi mỗi người mỗi vẻ, bộ ba giọng ca Thanh Hương, Minh Mẫn và Vân Phi danh tiếng nổi như cồn. Cả ba nghệ nhân trước năm 1975 còn là giọng hát chủ lực của Chương trình ca Huế trên sóng Đài Truyền thanh TP. Huế. Sau năm 1975, bộ ba vẫn tiếp tục cộng tác với Đài Phát thanh Thừa Thiên Huế hoặc trình diễn ca Huế, dân ca Bình Trị Thiên trong các hội diễn, các câu lạc bộ, các cơ sở đào tạo nghệ thuật ca Huế…

Từ 1975 đến 1980, bà đã dạy hát ca Huế, dân ca cho rất nhiều học viên ở ngôi nhà của mình. Cũng như cha, bà đã truyền dạy cho người con trai về nghệ thuật ca Huế. Trong ngôi nhà nhỏ, chật hẹp ở Thành Nội Huế, bao năm tháng bà đã cần mẫn “truyền nghề” cho bao lớp học viên. Bà hạnh phúc khi lặng lẽ góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị ca Huế nói riêng và âm nhạc truyền thống của quê hương nói chung. Bà còn dạy ca Huế, dân ca Bình Trị Thiên cho trẻ em mồ côi ở Trung tâm bảo trợ trẻ em Xuân Phú, TP. Huế. Năm 2000, hai nghệ nhân Thanh Hương và Thanh Tâm được mời ra Hà Nội dạy ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên cho một số câu lạc bộ.

Minh Khiêm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chén vỡ… hóa rồng!

Từ những mảnh sành sứ của chén bát vỡ được thu mua, bàn tay tài hoa của những nghệ nhân khảm sành sứ xứ Huế đã làm hồi sinh dáng vẻ uy nghi của rồng bay, phượng múa trên những di tích Cố đô Huế, đình chùa, miếu vũ…

Chén vỡ… hóa rồng
2 nghệ nhân của Huế được vinh danh Nghệ nhân âm nhạc cung đình - Gugak Master

Mới đây, tại cuộc họp lần thứ hai của Ban cố vấn quốc tế (IAB) trực thuộc Liên hiệp Nghệ nhân Văn hoá (Gugak Masters Inc.) đã đưa ra xem xét 6 ứng cử viên cho danh hiệu Nghệ nhân Âm nhạc Cung đình (Gugak Master) danh giá bao gồm: Bà Sruti Respati đến từ Indonesia, ông Abdulhamit Raimbergenov đến từ Kazakhstan, bà Mohichehra Shamurotova và ông Bakhshiqul Togaev đến từ Uzbekistan, bà Phan Thị Bạch Hạc và ông Huỳnh Đức Tiễn đến từ Việt Nam. Kết quả, 6 ứng cử viên được đề cử đã nhận được chấp thuận từ Ban cố vấn quốc tế.

2 nghệ nhân của Huế được vinh danh Nghệ nhân âm nhạc cung đình - Gugak Master
Sức hút của cây kiểng ba miền

Ngoài chuỗi hoạt động hấp dẫn của Festival Nghề truyền thống Huế 2023, triển lãm “Cây kiểng, hoa phong lan ba miền” trong không gian Hoàng cung vẫn tạo được sức hút riêng với hàng ngàn lượt khách thưởng ngoạn mỗi ngày.

Sức hút của cây kiểng ba miền
Du khách thích thú trải nghiệm tinh hoa làng nghề

Những không gian văn hóa làng nghề Việt Nam cũng như quốc tế như đưa du khách đến với tinh hoa làng nghề được phô diễn với nhiều ngón nghề tinh xảo, cho ra những sản phẩm độc đáo, tạo nên giá trị không hề lẫn lộn của mỗi làng nghề.

Du khách thích thú trải nghiệm tinh hoa làng nghề
Cung tiến 14 tác phẩm cây kiểng và hoa phong lan

Trong khuôn khổ triển lãm “Cây kiểng, hoa phong lan ba miền năm 2023” do Ban Tổ chức Festival Huế 2023 tổ chức, sáng 28/4, lễ cung tiến cây kiểng và hoa phong lan diễn ra tại sân Quảng trường Ngọ Môn – Thế Miếu.

Cung tiến 14 tác phẩm cây kiểng và hoa phong lan
Return to top