ClockChủ Nhật, 04/12/2016 17:19

Nhiều ý kiến đóng góp nhằm phát triển du lịch Bắc Trung bộ

TTH.VN - Ngày 3/12, tại Ana Mandara resort (Thuận An, Phú Vang), Tổng cục Du lịch tổ chức tọa đàm đóng góp ý kiến về phát triển sản phẩm du lịch khu vực Bắc Trung bộ sau sự cố môi trường biển.

Đến dự và chủ trù có ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch; ông Nguyễn Dung - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Buổi tọa đàm có sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp du lịch của các tỉnh Bắc Trung bộ và các tỉnh, thành phố trong cả nước. 

Quang cảnh buổi tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, ông Hà Văn Siêu nhấn mạnh, Tổng cục mong muốn các doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn báo chí đóng góp những ý kiến, đề xuất xây dựng các sản phẩm mới, bổ sung, thay thế du lịch biển và các giải pháp để đưa các sản phẩm này đến với du khách hiệu quả. Phía Tổng cục Du lịch sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương Bắc Trung bộ và các doanh nghiệp hỗ trợ tổ chức các hoạt động kích cầu du lịch, nhằm tăng cường thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Tại đây, các doanh nghiệp lần lượt đóng góp các ý kiến thiết thực như, các địa phương cần có một chiến lược quảng bá sớm, thường xuyên để du khách biết biển khu vực Bắc Trung Bộ đã an toàn và có thể tắm được; mỗi địa phương phải phản hồi những phản ánh của du khách trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nếu thông tin du khách phản ánh đúng thì xin lỗi, nếu du khách phản ánh không đúng phải giải thích…; đồng thời cần tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng; các sản phẩm thay thế du lịch biển như, du lịch làng nghề, cộng đồng, tâm linh…ở các địa phương, nhìn chung đều có sự hấp dẫn, nhưng cần nâng cao chất lượng hơn nữa…

Các doanh nghiệp đóng góp ý kiến phát triển du lịch Bắc Trung bộ sau sự cố môi trường biển

Riêng Thừa Thiên Huế, có nhiều đóng góp cho sự phát triển mang tính bền vững. Các doanh nghiệp cho rằng, Huế cần có một nhà đầu tư lớn vào đầu tư để làm đầu tàu để kéo cả ngành du lịch phát triển; các sản phẩm mang  tính chất cung đình cần được đầu tư bài bản, quy mô hơn; ẩm thực Huế là sản phẩm hấp dẫn cần được đẩy mạnh quảng bá và khai thác; du lịch tâm linh và chữa bệnh kết hợp với ngồi thiền, tập yoga với thời gian lưu trú dài, đó là hai sản phẩm mà Huế nên đẩy mạnh trong thời gian đến. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng góp ý, các sản phẩm mang tính tương tác giữa du khách mà người dân cần chuyên nghiệp hơn, như ở cầu ngói Thanh Toàn, ghế ngồi ăn đẹp hơn, con đường đi bớt trơn hơn thì đây là điểm đến hoàn hảo.

Đoàn famtrip khảo sát tại lăng Gia Long

Dịp này, một số hợp tác miệng đã được các đối tác cam kết. Sau buổi tọa đàm sẽ tiến đến ký hợp tác chính thức.

Trước đó, từ ngày 28/11 - 3/12, Tổng cục Du lịch tổ chức đoàn famtrip khảo sát tuyến điểm du lịch từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế. Tại Huế, đoàn khảo sát từ ngày 1-3/12 tại khu nghỉ dưỡng Alba Thanh Tân, tham quan lăng Gia Long, tham quan tại Thủy Biều, không gian văn hóa Lục Bộ, tham quan và trải nghiệm du lịch cộng đồng tại cầu ngói Thanh Toàn, ngồi thiền tại Tịnh Cư Cát Tường Quân, xem biểu diễn Áo Dài và thưởng thức Emperor dinner trên thuyền Cung đình Huế…

Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Du lịch không thể phát triển một mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Du lịch không thể phát triển một mình”. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và để phát triển được du lịch phải có sự đồng hành của nhiều ngành, nhiều người.

Du lịch không thể phát triển một mình

TIN MỚI

Return to top