ClockThứ Năm, 14/08/2014 17:05

Nghề rèn Cầu Vực (Hương Thủy) được công nhận nghề truyền thống

TTH - Sáng 14-8, UBND phường Thủy Châu (Hương Thủy) long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu nghề truyền thống đối với nghề rèn Cầu Vực.

Nghề rèn Cầu Vực được hình thành do một nhóm người từ làng Hiền Lương (Phong Hiền, Phong Điền, Thừa Thiên Huế) di cư đến, nay đã 200 năm. Sản phẩm của rèn Cầu Vực là các công cụ cầm tay phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng, sinh hoạt, như: cuốc, xẻng, dao, rựa, kéo, bào, lề, răng bừa, liềm... Sản phẩm đã có mặt tại các thị trường lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Tây Nguyên. Từ năm 2006 đến nay, rèn Cầu Vực luôn tham gia trưng bày và trình diễn tại các phiên của “Chợ quê ngày hội” trong mỗi kỳ Festival Huế. Hằng năm, doanh thu từ nghề ước đạt 600 triệu đồng. Năm 2013, sản phẩm tự sáng chế “Thuổng đa năng” được giải Ba hội thi bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh.

Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn du lịch với nghề làm nón lá

Trong các sản phẩm nghề truyền thống ở Huế, nón lá được nhiều người biết đến, trở thành đặc sản văn hóa “nón bài thơ”. Tuy nhiên, nghề làm nón lá đang bị mai một dần, hình ảnh chiếc nón lá Huế đang dần bị mất đi trong hình ảnh du lịch Huế. Do đó, cần thiết có một hướng đi tốt trong việc khôi phục và phát huy nghề chằm nón.

Gắn du lịch với nghề làm nón lá
Muối nung Phước Tích

Ngoài nhà rường cổ, nghề gốm nổi tiếng khắp nước, ngôi làng cổ Phước Tích còn có một nghề muối nung ít người biết.

Muối nung Phước Tích
Return to top