Thế giới

Ngành du lịch thế giới tổn thất 1,3 nghìn tỷ USD doanh thu do đại dịch

ClockChủ Nhật, 07/02/2021 14:37
TTH.VN - Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc (UNWTO) cho biết, tổn thất về doanh thu trong lĩnh vực du lịch quốc tế trong năm 2020 do sự sụt giảm của lượng du khách xuyên biên giới được ước tính vào khoảng 1,3 nghìn tỷ USD, bởi các lệnh cấm đi lại nghiêm ngặt do các quốc gia áp dụng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

New Zealand có thể đóng cửa biên giới cho đến hết năm 2021ICAO: Lưu lượng hàng không toàn cầu giảm 60% trong năm 2020

Khách du lịch tham quan Đấu trường La Mã tại thủ đô Rome, Italy. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Tạp chí Nikkei Asia ngày hôm nay (7/2) trích dẫn thông cáo báo chí do UNWTO công bố cho hay, lượng du khách quốc tế hồi năm ngoái đã giảm 1 tỷ người, tương đương 74%, so với năm 2019, với tổn thất ước tính tổng thể lớn hơn gấp 11 lần so với năm 2009, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Cơ quan có trụ sở tại thủ đô Madrid (Tây Ban Nha) nhận định, do tác động kinh tế từ dịch bệnh lây lan, 100 - 120 triệu người đối mặt với nguy cơ mất việc làm trong ngành du lịch, và nhiều người trong số họ đến từ các đơn vị điều hành doanh nghiệp vừa và nhỏ.

"Du lịch toàn cầu đã trải qua năm tồi tệ nhất được ghi nhận vào năm 2020", UNWTO lưu ý trong thông cáo báo chí, bởi "sự sụt giảm chưa từng thấy đối với nhu cầu, và các biện pháp hạn chế đi lại rộng rãi", nhằm ngăn chặn virus lây lan thêm.

Tính theo khu vực, châu Âu đã chứng kiến ​​sự sụt giảm lớn nhất, khi lượng du khách nước ngoài giảm 500 triệu người, tương đương 70%, so với một năm trước đó. Trong khi đó, lượng du khách nước ngoài ở những quốc gia trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương giảm 300 triệu người, đánh dấu mức giảm mạnh nhất, ở mức 84%.

Trên cơ sở tỷ lệ phần trăm, khu vực Trung Đông và châu Phi tiếp theo sau đó với mức giảm 75% ở mỗi khu vực, khu vực Bắc và Nam Mỹ chứng kiến mức giảm 69%.

Đối với năm 2021, một cuộc khảo sát do nhóm chuyên gia của UNWTO thực hiện cho thấy, 45% số người được hỏi dự báo tình hình sẽ trở nên tốt đẹp hơn; trong khi đó, 30% dự báo tình hình sẽ xấu đi. 25% số người được hỏi còn lại dự báo ​​ngành du lịch trong năm nay sẽ có hiệu suất tương tự như năm 2020.

Bên cạnh đó, cuộc khảo sát cũng chỉ ra, 43% số người được hỏi cho rằng ngành du lịch sẽ phục hồi trở lại mức trước khi đại dịch xảy ra vào năm 2023, và 41% cho rằng điều đó sẽ xảy ra vào năm 2024 hoặc muộn hơn.

Theo thông cáo báo chí nói trên, UNWTO hy vọng "việc triển khai dần dần vắc-xin ngừa COVID-19" sẽ mang lại sự phục hồi về tâm lý người tiêu dùng và nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại, khiến việc đi lại trở nên tương đối bình thường, mặc dù với tốc độ chậm trong năm 2021.

Ông Zurab Pololikashvili, Tổng Thư ký của UNWTO cho biết, mặc dù nhiều nỗ lực đã được thực hiện để đưa hoạt động đi lại quốc tế trở nên an toàn, chúng tôi nhận thức được rằng cuộc khủng hoảng này vẫn chưa kết thúc.

"Việc hài hòa, phối hợp và số hóa các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến hoạt động đi lại trong bối cảnh đại dịch COVID-19, bao gồm xét nghiệm, truy vết và chứng nhận tiêm chủng, là những nền tảng thiết yếu để thúc đẩy hoạt động đi lại an toàn và chuẩn bị cho sự phục hồi của ngành du lịch, một khi các điều kiện cho phép", người đứng đầu UNWTO cho biết thêm.

Kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019, dịch bệnh COVID-19 đang tiếp tục lây lan trên toàn cầu, gây ra hơn 105 triệu ca nhiễm và hơn 2,3 triệu ca tử vong, theo số liệu do Đại học Johns Hopkins tổng hợp.

Lê Thảo (Lược dịch từ Nikkei Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Return to top