ClockThứ Sáu, 30/11/2018 08:05

Mùa đông không còn là lực cản

TTH - Theo các đơn vị lữ hành, mùa đông xứ Huế với mưa lạnh kéo dài sẽ không còn là trở lực khi chủ động xây dựng được các sản phẩm phù hợp.

Khảo sát các tuyến điểm du lịch nhà vườn và làng nghềSáng tạo sản phẩm, tour tuyến mớiĐảm bảo an ninh trật tự trong du lịch

Khám phá di sản vào mùa đông sẽ thấy di sản thêm phần cổ kính Hạn chế thành lợi thế

Trên các diễn đàn du lịch, các nhà làm tour thông tin cho du khách mùa đông ở Huế bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 sang năm. Năm nay, mùa đông đến muộn hơn, nên những du khách đến Huế vào khoảng tháng 10 và đầu tháng 11 tận hưởng được không khí mùa thu mát mẻ, nắng vàng của xứ Huế.

Mùa đông ở Huế thường lạnh và những cơn mưa kéo dài, làm cho du khách không mấy thoải mái. Các đơn vị lữ hành cho rằng, mùa mưa lâu nay được xem là yếu điểm của Huế, nhưng không thể tránh khỏi vì đó là quy luật của tự nhiên. Do đó, điều cần làm của Huế là hình thành những sản phẩm phù hợp với mùa đông và khai thác tốt; những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của du khách đang cần.

Ý tưởng tổ chức các tour ngắm mưa đã được hình thành từ vài năm trước, tuy nhiên, vẫn chưa được phát triển. Ngắm mưa thú vị, nhưng thực tế không nhiều người lựa chọn. Ngắm mưa cần có không gian và nhất là có người cùng ngắm mưa. Đó có thể là cùng với tri kỷ, nhâm nhi tách trà, ly cà phê, ngắm mưa và hàn huyên tâm sự. Sở Du lịch nhận định, dù chưa khai thác tốt, nhưng đây là sản phẩm cần được đẩy mạnh hơn, xây dựng được không gian ngắm mưa phù hợp.

Tour du lịch được nhiều du khách lựa chọn khi đến Huế vào mùa đông hiện nay là tham quan di sản, kết hợp với khám phá ẩm thực, tham gia các lớp nấu ăn. Hầu hết khách sạn từ 3 - 5 sao ở Huế đã chủ động mở các tour dạy nấu ăn cho du khách. Đại diện Khách sạn Saigon Morin cho hay, thời gian cho các lớp dạy nấu ăn ở khách sạn là khoảng nửa ngày. Sau khi tự tay chế biến các món ăn, du khách sẽ thưởng thức những món do mình làm. Do đó, khách đều hài lòng, nhất là trong không gian kín, không bị thời tiết chi phối.

Chị Nguyễn Thi Ngọc Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại & Du lịch Nụ Cười Huế chia sẻ, phản hồi của nhiều du khách trẻ đã có dịp đến Huế, họ mê say với những món đồ nướng vỉa hè như khoai lang nướng, bắp nướng mỡ hành, mực khô nướng… Ngồi trong cơn mưa lạnh của Huế, được sưởi ấm bằng bếp than, xuýt xoa và tận hưởng các món ăn nóng hổi thì có gì bằng.

Nữ giám đốc chia sẻ thêm, nếu muốn khám phá các đền đài, lăng tẩm cũng như các điểm du lịch nổi tiếng khác ở Huế có thể đến bất kì mùa nào. Bởi vẻ đẹp kiến trúc, sự cổ kính của di sản luôn tồn tại tất cả các mùa, mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng nhưng chung quy lại các đền đài, lăng tẩm ở Huế đều mang vẻ đẹp cổ kính và hoài niệm. Mưa Huế đã trở thành nét đặc sắc của vùng đất Cố đô, trân trọng những kỷ niệm xa xưa hơn.

Chủ động cho các năm tiếp theo

Một sản phẩm được đánh giá rất hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu của nhiều du khách hiện nay, nhất là dòng khách hạng sang, đó là du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với thiền, yoga. Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch cho biết, định hướng của ngành là khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, khai thác dòng sản phẩm này. Cụ thể, các tour du lịch tâm linh được thúc đẩy hơn. Thời gian đến, ở các điểm du lịch nghỉ dưỡng ở Huế, khuyến khích tăng cường thêm các dịch vụ phù hợp với mùa đông.

Sở Du lịch cho hay, theo kế hoạch từ đầu năm, mùa đông năm nay sẽ tổ chức một số lễ hội để thu hút khách, như ẩm thực mùa đông, với các món chè, các loại bánh Huế, ẩm thực đường phố và tổ chức lễ hội trà, kết hợp với không gian ngắm mưa… Tuy nhiên, nhiều lý do khác nhau nên mùa đông năm nay chưa thể thực hiện. Sở Du lịch khẳng định, những lễ hội này chắc chắn sẽ tổ chức sang năm, tạo ra những điểm nhấn để đưa khách đến Huế nhiều hơn.

Từ ngày 23 - 25/11 vừa qua, diễn ra cuộc thi Nghệ nhân trà thế giới lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch đánh giá, qua cuộc thi mới thấy, Huế có thế mạnh về trà và số lượng du khách muốn thưởng thức trà ngon cũng không phải ít. Do đó, những tour thưởng trà và những dịch vụ hỗ trợ sẽ thu hút khách vào mùa đông. Ngành sẽ sớm hình thành các tour và tăng cường quảng bá cho sản phẩm. Nếu không có gì trở ngại, có thể sang năm sẽ khai thác.

Ông Hoàng Văn Khánh, Giám đốc Vietravel Chi nhánh Huế cho rằng, quan trọng là trải nghiệm và giá trị mang lại cho khách sau những chuyến đi. Dù đến Huế vào mùa mưa, không được đi tham quan nhiều nơi, nhưng đổi lại các sản phẩm thật sự khác biệt, mang nét đặc trưng của Huế vẫn hơn là đi nhiều nhưng không có gì đọng lại. Ít, tinh túy nhưng chất vẫn hơn".

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) vừa dự báo một năm phá vỡ kỷ lục đối với lĩnh vực du lịch và lữ hành trong năm 2024, với mức đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 11,1 nghìn tỷ USD.

Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024
Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Chủ động phòng ngừa cháy, nổ mùa nắng

Trước diễn biến bất thường của thời tiết, ngành chức năng đã phát đi thông tin cảnh báo đến người dân trên địa bàn tỉnh, cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không chủ quan, lơ là trong việc phòng ngừa cháy, nổ do nắng nóng.

Chủ động phòng ngừa cháy, nổ mùa nắng
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Return to top