ClockThứ Ba, 05/11/2019 09:55

Món Huế thành nỗi nhớ

TTH - Bạn nói, kể từ khi gia đình bạn chuyển sang sống ở Bali (Indonesia), bạn có nhiều thời gian hơn để nấu ăn cho cả nhà, mà là nấu món Huế, dù ở TP. Hồ Chí Minh bạn có cả hệ thống nhà hàng chuyên món Huế, song vì lo phụ vụ nhà hàng là chủ yếu nên đôi khi bữa cơm gia đình chỉ là ăn qua loa cho qua bữa.

Bánh lọc, món quà xứ Huế

Ở Bali, bạn vẫn làm món bún xào nghệ kiểu Huế cho cả nhà

Ở Bali thì khác, gia đình bạn chọn nơi đây vì không khí mát lành, hải sản tươi ngon, không ồn ào, xô bồ như TP. Hồ Chí Minh và một phần khác, Bali có phần gần như quê hương Phú Thanh (Phú Vang) của bạn. Và cũng vì bạn có nhiều thời gian để dành cho gia đình để nấu những món ngon, đúng gu của cả nhà.

Kể từ khi lấy vợ người Huế, chồng bạn (người miền Nam) đâm ghiền món Huế. Vì thế nên khi vợ bận lo nhà hàng, chồng đi chợ nấu cơm và tất nhiên là toàn món Huế. Dù chưa chuẩn vị nhưng cơ bản vẫn đậm đà và nhất là luôn cay hoặc kèm theo chén mắm ớt kiểu Huế-(nước mắm ruốc với ớt bột đặc sệt).

Rồi đến hai đứa con trai, từ nhỏ lớn lên và quen với nếp sống đô thị nơi Sài thành song vẫn rất thích món Huế và luôn mong được về quê mẹ những tháng hè để rong ruổi ruộng vườn và ăn đặc sản Huế. Thích rồi quen và chúng cũng học hỏi từ ba mẹ để thỉnh thoảng khi thích hoặc ba mẹ bận việc vẫn có thể nấu món ăn Huế cho cả nhà.

Bạn kể, không biết từ bao giờ tình yêu Huế được truyền đến chồng và các con. Thật ra, bạn cũng không chủ đích làm việc đó nhưng bằng sự thể hiện qua cách nấu, chế biến món ăn, về những thao thức lúc quê nhà gặp mưa bão hay những đóng góp của bạn cho những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ anh chị em, người thân lúc đau ốm… đã khiến chồng và con cảm động. Vì thế, họ - nhất là chồng bạn rất ít khi về Huế trước đây, giờ mỗi khi nghe bạn có ý định về quê là năn nỉ được đi cùng, rồi có lúc không có việc gì cũng “xúi” vợ cùng về quê ở lại vài hôm, chỉ để ăn vài món khoái khẩu, sáng thức dậy đi bộ quanh làng, chào người này, hỏi thăm người kia, hít thở khí trời mát lành rồi trở lại TP. Hồ Chí Minh.

Bây giờ ở Bali, mỗi khi có việc phải về TP. Hồ Chí Minh, thể nào bạn cũng về Huế. Như lần này, bạn inbox bảo chuẩn bị đón “Việt kiều” và không quên nhắn: “Xem có món gì mới cho anh xã. Tui không cho về mà ông cũng đòi theo”.

Tình yêu luôn đến từ những điều giản dị và chân thành nhất. Có lẽ tình yêu Huế của chồng và con bạn cũng vậy. Họ yêu Huế từ sự cảm động vì cách sống ân tình, chu đáo của bạn - một người con của Huế, luôn yêu Huế trong từng suy nghĩ, hành động. Và hành động cụ thể nhất là nấu những bữa ăn ngon bằng món Huế cho cả nhà.

Bài, ảnh: Hồng Tâm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cần suy nghĩ thấu đáo cho con

Nhận điện thoại của em gái, là giáo viên của một trường tiểu học; giọng em có vẻ gấp gáp, hốt hoảng, nhờ tôi tư vấn (vì trước đây tôi từng có thời gian công tác trong ngành tòa án).

Cần suy nghĩ thấu đáo cho con
Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Lan tỏa tình yêu Huế xưa

Nhìn thấy được sức mạnh của mạng xã hội, Đào Hữu Quý thử thách bản thân bằng việc trở thành “nhà sáng tạo nội dung” (content creator), “nhồi nặn” sức hút của vẻ đẹp truyền thống Huế thành những video về văn hóa Huế… đăng lên mạng xã hội, khởi đầu là các món ăn độc lạ của Cố đô.

Lan tỏa tình yêu Huế xưa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top