ClockChủ Nhật, 09/12/2018 10:49

Mắm padekp để dành khách quý

TTH - Lần đầu tiên đến A Lưới, được người bạn đãi món mắm padekp làm từ ruột cá xanh. Nhìn bát mắm ban đầu thấy chẳng có gì ấn tượng, nhưng vừa đụng đũa vào thì mùi thơm nồng nhanh chóng tỏa ra, thôi thúc tôi gắp vội miếng thịt chấm thử. Không chờ tôi phát biểu cảm nghĩ, anh bạn giải thích ngắn gọn: đặc sản đó!

Mắm dưa, chưa ăn đã thèmHết cơm với mắm cá sơnHũ mắm cà pháo yêu thương

Mùi thơm nồng của cá, bùi béo của dầu lai và cay nồng của ớt là nét đặc trưng riêng của mắm padekp

Thiệt tình, ăn rồi thì mỗi lần lên vùng cao này lại điện thoại dặn bạn trước: “Làm chi thì làm, trưa ni cho tui ăn mắn padekp với đó”. Nói rứa có nghĩa không chỉ được ăn mắm padekp, kiểu chi cũng được thưởng thức thêm món cá xanh nướng hoặc chiên xù. Cá xanh chế biến món chi cũng ngon, nướng với chiên xù thì đừng quên giã muối sống với tiêu rừng của người dân bản trồng để tăng thêm nét độc đáo riêng của vùng miền. Cá xanh nướng theo công thức cổ truyền, nướng bằng than hồng khi cá còn tươi là tuyệt nhất; cá xanh um rau rớn cũng là món hấp dẫn cho bạn nhậu.

Mắm padekp trở thành đặc sản vì có nhiều nguyên nhân, vốn nguồn gốc của cá xanh từ Lào, chúng trôi theo dòng sông A Sáp về các vùng Nam Đông, A Lưới của tỉnh ta. Cá xanh ngon và lành là vì chúng ở các khe suối, không ăn thức ăn ở tầng bùn mà chỉ ăn các loại rong rêu nổi lên mặt nước nên ruột rất sạch. Để có một thẩu mắm padekp cần phải có 2 lạng ruột cá xanh trộn với 2 lạng ớt chỉ thiên, chọn loại ớt càng nhỏ càng tốt. Ớt thì không khó, nhưng để gom được 2 lạng ruột cá ít nhất phải mua được 1kg cá xanh. Những nguyên liệu khác ngoài các loại gia vị có sẵn trong bếp, phải có thêm dầu lai, loại dầu được dân bản tự chiết từ hạt cây dầu lai hái trong rừng về thì mới tạo hương vị đặc trưng cho mắm padekp. Nên dùng muối hạt ướp ruột cá, dùng bình thủy tinh hoặc bình sứ để ủ mắm padekp, thời gian ủ mắm là 3 tháng và tránh không để lọ mắm bị động đậy sẽ hỏng.

Vị thơm của cá, bùi béo của dầu lai và cay nồng của ớt là nét đặc trưng riêng của padekp. Anh bạn cho biết, hầu hết trong mỗi nhà của người dân A Lưới luôn có lọ mắm padekp. Khách quý thì chủ nhà dùng mắm làm thức chấm thịt, còn thường, hôm nào lười đi chợ dùng mắm chấm rau, chấm khoai sắn cũng đủ mặn cho bữa ăn.

Lần này lên A Lưới, tôi khởi hành sớm hơn để theo bạn đi mua cá xanh. A Trăm, người bán cá có nhiều năm kinh nghiệm bắt cá xanh, cho biết: “Cá xanh bữa ni ngày càng hiếm, phải lên tới đầu nguồn mới bắt được, người mô giỏi lắm cũng chỉ bắt được 1 ký đến 1 ký rưỡi mỗi ngày”. Hôm nay A Trăm cũng chỉ kiếm được già cân cá nên nói bao nhiêu tôi đưa bấy nhiêu, miễn sao được ăn các món chế biến từ cá xanh là được.

Bài, ảnh: QUỐC TUẤN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ làng mắm Vinh Hiền

Nghề chế biến thủy sản Vinh Hiền (Phú Lộc) trải qua những thăng trầm, nhưng được bao thế hệ người dân nơi đây tỉ mỉ gìn giữ làm thơm nức “vị ngọt” ở miền biển.

Giữ làng mắm Vinh Hiền
Lai rai chuyện mắm Huế

Lâu rồi mới đi ăn một tô bún mắm nêm, ngon ghê. Mắm nêm là một loại mắm “lạ kỳ”. Không ăn thì thấy hôi. Nhưng ăn thì thấy thơm ngon. Nó làm bằng loại cá cơm. Ở nhiều nơi cũng chế biến loại mắm này nhưng gọi là mắm cơm. Còn ở Huế gọi là mắm nêm, chả hiểu vì sao. Nếu để ý nó có vị ngọt nơi đầu lưỡi. Dĩ nhiên để được ngon nó không phải để “thô” như vậy mà phải qua chế biến. Mỗi hàng quán có một cách gia giảm gia vị khác nhau, song một vị không thể thiếu cho mắm nêm là ớt.

Lai rai chuyện mắm Huế
Đậm đà mắm đu đủ cá hố An Bằng

Trời bắt đầu chuyển mùa, cái nắng gay gắt dường như dịu lại, thỉnh thoảng buổi sáng thức dậy thấy cái sân ướt, rồi chợt mỉm cười bởi đêm qua ông trời đã lén đổ một cơn mưa.

Đậm đà mắm đu đủ cá hố An Bằng
Quên đường về với mắm cá thia

Cũng do “có mà đầy” nên khi ăn không hết, bà con Thủy Thanh (TX. Hương Thủy) lại nghĩ cách làm mắm cá thia, vừa không lãng phí lại vừa giúp “kho tàng” về mắm của xứ Huế càng thêm phong phú.

Quên đường về với mắm cá thia
Hết cơm với mắm cá sơn

Chưa nói đến việc so sánh với các loại cá đặc sản, như: nâu, dìa, bống, ong..., nếu đem làm mắm, chỉ riêng với mắm cá rò thôi thì mắm cá sơn cũng chưa đủ “đẳng cấp” để so. Thế nhưng, nếu bạn đã nếm thử mắm cá sơn thì không biết mấy cơm cho đủ.

Hết cơm với mắm cá sơn

TIN MỚI

Return to top