ClockThứ Hai, 08/08/2022 19:26

Liên kết là yếu tố “sống còn” đối với du lịch

TTH.VN - Đó là nhấn mạnh của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại hội nghị sơ kết Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh diễn ra tại Quảng Ngãi trong ngày 8/8.

Để lữ hành “làm chủ” du lịch Huế - kỳ 1: Yếu & thiếu - làm gì cũng khóTiềm tàng rủi ro trong sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi du lịchQuảng bá, xúc tiến du lịch tại thị trường Tây NguyênĐường Trịnh Công Sơn - những điều trông thấyTiến tới phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngành du lịch Huế giới thiệu sản phẩm đến các đối tác tại hội nghị

Muốn phát triển phải liên kết

Nằm ở vị trí trung tâm của miền Trung, 5 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định  giữ vai trò quan trọng đối với kinh tế và phát triển du lịch của cả nước, là điểm kết nối quan trọng và là động lực phát triển liên kết du lịch giữa các vùng. Thời gian qua, du lịch của khu vực đã đóng góp đáng kể vào doanh thu du lịch của cả nước, từng bước trở thành điểm đến chung hấp dẫn ở miền Trung và của Việt Nam đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Các địa phương đánh giá, với sự tham gia liên kết cùng TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, là hai “đầu tàu” về du lịch của cả nước, cũng là đầu cầu trong việc tiếp cận và điều phối khách quốc tế về các địa phương. Vì vậy, việc liên kết phát triển du lịch giữa 5 tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh thật sự rất cấp thiết trong tình hình hiện nay; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về giá trị tài nguyên du lịch nhau; qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội, thu hút du lịch đến các địa phương liên kết.

Phát biểu tại hội nghị, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, liên kết hợp tác phát triển là vấn đề sống còn đối với hoạt động du lịch. Điều đó càng thể hiện rõ trong giai đoạn phục hồi du lịch trong trạng thái bình thường mới như hiện nay. Hơn lúc nào hết, cần thiết phải có sự chung tay góp sức của các ngành có liên quan, chính quyền các địa phương; phải thật sự vào cuộc với tinh thần hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Chỉ khi đoàn kết hợp tác mới đưa sự nghiệp phát triển du lịch các địa phương liên kết nói riêng và của cả nước nói chung vượt qua khó khăn, phát triển lên tầm cao mới, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Với vai trò là địa phương nằm ở “cửa ngõ” phía Bắc của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã có những đóng góp quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; đặc biệt là điểm đến quan trọng hàng đầu, có tính bổ sung cao cho các điểm đến khác dựa trên nền tảng tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và hấp dẫn, điểm đến “đậm đặc” về văn hóa và di sản.

Các địa phương cho rằng, phát huy khả năng liên kết, ngành du lịch phải cùng nhau cải thiện môi trường du lịch, đẩy mạnh liên kết trong việc phát triển quy hoạch, kết nối hạ tầng; phát huy giá trị di sản văn hóa của mỗi địa phương; hợp tác ứng dụng công nghệ số, du lịch thông minh vào liên kết phát triển du lịch, nhất là số hóa, chia sẻ dữ liệu về du lịch nhằm đem lại hiệu quả trong quản lý nhà nước về du lịch và tiện ích đối với khách du lịch.

UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại hội nghị

Tránh trùng lặp sản phẩm

Để phát huy tính liên kết trong thời gian đến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nêu rõ, đối với các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cần xây dựng danh mục các sản phẩm có giá trị chung, tránh trùng lặp để tạo thành chuỗi dịch vụ trong bộ sản phẩm liên kết các tỉnh trọng điểm miền Trung. Liên kết phát huy tài nguyên và nguồn lực của địa phương để phát triển sản phẩm liên kết vùng, phát triển thị trường khách MICE, du lịch cuối tuần, du lịch văn hóa, phát triển sản phẩm du lịch đô thị, du lịch biển đảo, du lịch chăm sóc sức khoẻ, du lịch giáo dục… Trên cơ sở tiềm năng phát triển du lịch địa phương, các tỉnh, thành phố, lựa chọn những sản phẩm đặc trưng để giới thiệu cho các doanh nghiệp du lịch đưa vào chương trình liên kết hợp tác. Xây dựng gói sản phẩm kích cầu du lịch nội địa thông qua việc kết nối với vận chuyển hàng không trong thời gian tới.

Về phía các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tiếp tục hỗ trợ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung xây dựng và chào bán sản phẩm du lịch của các địa phương trong liên kết cho du khách trong nước và quốc tế; hai thành phố làm đầu mối mở rộng liên kết trong nước để doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trong liên kết phối hợp xây dựng chào bán sản phẩm du lịch của miền Trung phù hợp thị hiếu của từng thị trường cụ thể.

Các địa phương trong mối liên kết thống nhất, trong thời gian đến, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh làm đầu mối mời các cơ quan truyền thông, các hãng hàng không, công ty lữ hành hai đầu thực hiện các chương trình khảo sát điểm đến bằng các đoàn famtrip và presstrip để tìm hiểu các sản phẩm mới nhằm xây dựng chương trình, tuyến điểm du lịch kết nối giữa các tỉnh, thành trong liên kết và quảng bá sản phẩm du lịch. Các tỉnh, thành trong vùng liên kết chịu trách nhiệm triển khai thực hiện chương trình đón tiếp, giới thiệu tại địa phương.

Để những liên kết thêm phần hiệu quả, ngành du lịch Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thống nhất đề nghị Chính phủ, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong phát triển du lịch và giải pháp hỗ trợ phục hồi ngành du lịch sau đại dịch COVID-19; trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực du lịch, trong xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển du lịch cả nước nói chung, các địa phương liên kết nói riêng. Ưu tiên hỗ trợ bố trí vốn Trung ương để đầu tư xây dựng hạ tầng các Khu du lịch quốc gia theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tiếp tục hoàn thiện đầu tư xây dựng đoạn cao tốc Cam Lộ - Túy Loan, xây dựng tuyến đường cao tốc Gia Lai - Đà Nẵng; xây dựng nội tuyến ven biển miền Trung. Có cơ chế hỗ trợ đặc thù để ưu tiên nguồn vốn ngân sách Trung ương để trùng tu, bảo tồn các di sản văn hóa thế giới…

Tại hội nghị, 5 tỉnh thành trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã giới thiệu sản phẩm kích mới với chủ đề “Dòng chảy tinh hoa”. Tour du lịch giới thiệu các điểm đến nổi bật tại mỗi địa phương như: Kawara My An Onsen Resort (Thừa Thiên Huế); Golden Bay (Đà Nẵng); Không gian trưng bày gỗ mỹ nghệ Coco Casa, tour du lịch xanh (Quảng Nam); Nhà trưng bày bộ xương cá ông tại lăng Tân, làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ, Cocoland resort (Quảng Ngãi); Resort Crow Relreat, Trung tâm khám phá Khoa học (Bình Định). Đại diện Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành phố đã cùng nhau ký kết hợp tác, khai thác sản phẩm.

Bài, ảnh: Quang - Hưng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) vừa dự báo một năm phá vỡ kỷ lục đối với lĩnh vực du lịch và lữ hành trong năm 2024, với mức đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 11,1 nghìn tỷ USD.

Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024

TIN MỚI

Return to top