ClockThứ Sáu, 14/06/2019 15:04

Làm thêm để rèn nghề

TTH - Không chỉ được thực tập, nhiều sinh viên lựa chọn làm thêm để nâng cao tay nghề. Nhiều lợi ích nhưng cũng không ít rủi ro đang đón chờ các bạn ấy ở môi trường mới.

Hợp tác hướng đến đào tạo nhân lực du lịch chất lượngTrường cao đẳng Du lịch Huế đón hơn 700 tân học sinh, sinh viên nhập học

Nguyễn Thị Thủy (bên phải) bản lĩnh và tự tin hơn nhờ công việc làm thêm

Nguyễn Thị Thủy, sinh viên Trường cao đẳng Du lịch Huế quyết định làm thêm tại một nhà hàng nước ngoài, chia sẻ: “Ngành em học là khách sạn. Không chỉ rèn luyện kỹ năng nghề, khả năng giao tiếp với khách nước ngoài, công việc sẽ giúp em kiếm thêm thu nhập để phụ một phần nào chi phí học tập”.    

Mặc dù vốn tiếng Anh khá tốt, nhưng ban đầu Thủy cũng rất bỡ ngỡ. Sợ khách hỏi, sợ đặt thêm món ăn, sợ nói không suôn sẻ, Nguyễn Thị Thủy dè chừng cả từng cử chỉ. Thủy là một trong nhiều sinh viên có “vốn liếng” kiến thức tương đối tốt, song vẫn lạ lẫm với ngành nghề mà mình theo học. Trong khi đó, Trần Văn Bi, một bartender chuyên nghiệp cũng từng làm thêm khi còn ngồi trên ghế nhà trường, khẳng định: “Thật sự nhiều kinh nghiệm chỉ có thể học khi trực tiếp làm việc. Vì thế, khi còn là sinh viên, mình đã tìm việc làm thêm đúng chuyên ngành. Đó là một quyết định đúng đắn”.

Vừa học hỏi nghiệp vụ, Bi còn rèn khả năng phân biệt mùi vị và cách pha chế. Việc tiếp xúc thường xuyên giúp Bi nắm bắt tâm lý khách hàng và nâng cao tiếng Anh chuyên ngành. Những kinh nghiệm nghề đã hỗ trợ Bi đạt điểm loại ưu trên giảng đường. Trần Văn Bi thật sự “lột xác” sau quãng thời gian làm thêm.

Thầy giáo Vũ Hoài Phương, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Du lịch Huế cho rằng, làm thêm để nâng cao nghiệp vụ là điều rất tốt, nhất là với các bạn sinh viên trường nghề. Tuy nhiên, từng đau đầu khi một số sinh viên vì làm thêm không hợp lý dẫn đến chểnh mảng, sức học tụt dốc, thầy cho biết: “Phải đảm bảo ba yếu tố để công việc làm thêm thật sự đạt hiệu quả. Đó là cân đối thời gian, đảm bảo sức khỏe và tìm việc làm phù hợp với năng lực bản thân”.

Nhờ tự tin và biết năng lực của mình, Trần Văn Bi đã thành công trên con đường trở thành một bartender chuyên nghiệp. Về Nguyễn Thị Thủy, nỗ lực không ngừng với vốn tiếng Anh của mình và một chút may mắn, chỉ sau một tháng, cô sinh viên ngành khách sạn đã chững chạc hơn rất nhiều với tiếng Anh lưu loát và thái độ lịch thiệp.

Tuy vậy, như thầy Vũ Hoài Phương đề cập, các bạn sinh viên vẫn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Đã có trường hợp chủ lao động không trả đủ lương như hứa hẹn, hoặc bóc lột sức lao động của sinh viên một cách tinh vi. Trong khi đó, không ít việc làm thêm đều được hợp đồng miệng, vì thế khi xảy ra chuyện, sinh viên vẫn là người yếu thế, chịu thiệt thòi.

Để hỗ trợ nhu cầu bức thiết này của sinh viên, các trường đại học, cao đẳng đã có những đợt kiến tập, thực tập, thực tế. Với Trường cao đẳng Du lịch Huế, trong quá trình liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn, nhà trường đã tỉ mỉ cung cấp danh sách những kỹ năng mà sinh viên có thể đảm đương. Từ danh sách, đối tác biết tay nghề của sinh viên ngang đâu, và cần rèn giũa những gì. Đây là cách làm hay để các em không bị bỡ ngỡ trước môi trường mới. Môi trường này sẽ trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết nhất của công việc, từ đó hạn chế rủi ro khi các bạn tìm kiếm cơ hội làm thêm. Tất nhiên chính bản thân sinh viên cũng phải tự nỗ lực, biết mình ngang đâu, phù hợp với công việc gì. Phải học tập, rèn luyện trên lớp thật tốt, từ đó mới đủ hành trang để nâng cao tay nghề, tìm kiếm việc làm mà mình mơ ước.

Bài, ảnh: Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Return to top