ClockThứ Tư, 20/04/2022 19:02

Làm rõ nội hàm bản sắc văn hóa, xây dựng đề án xã hội hóa về quản lý di sản

TTH.VN - Chiều 20/4, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Nguyễn Văn Hùng dẫn đầu Đoàn công tác Bộ VHTT&DL có buổi làm việc với tỉnh. Tham dự buổi làm việc về phía tỉnh có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng đại diện các sở, ngành, địa phương.

Tôn vinh những người biên soạn, xuất bản và lưu trữ sách“Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022”“Nhớ đến văn hoá đọc, chúng ta phải nhớ đến giá trị của sách”Gian nan phát triển văn hoá đọc

Bộ Trưởng Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao những kết quả mà Thừa Thiên Huế đạt được

Kiến nghị 4 nhóm vấn đề

Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Phan Thanh Hải cho biết, những năm qua, các hoạt động văn hóa, lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, kỷ niệm các ngày lễ lớn tại tỉnh được tổ chức phù hợp, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Đặc biệt, tỉnh đã đăng cai tổ chức thành công Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 22, góp phần quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa, di sản của Cố đô Huế…

Mặc dù dịch bệnh phức tạp, nhưng tỉnh vẫn quyết tâm tổ chức khởi động Festival Huế 2022. Đến nay, các hoạt động lễ hội mùa Xuân trong Festival Huế năm 2022 đã tổ chức thành công. Tỉnh đang tập trung cho các hoạt động Festival mùa Hạ, với trọng tâm Tuần lễ Festival Huế diễn ra từ ngày 25 - 30/6/2022, trong đó yếu tố quốc tế tiếp tục được thiết kế thực hiện đảm bảo thương hiệu quốc tế của Festival Huế.

Riêng lĩnh vực du lịch, chịu tác động nặng nề, doanh thu du lịch giảm sâu, thiệt hại về doanh thu du lịch ước khoảng 8.000 tỷ đồng. Đặc biệt, đợt bùng phát trở lại lần thứ 4 (từ tháng 4/2021), ngành du lịch chịu tác động rất nặng nề, ước hoạt động du lịch năm 2021, lượng khách du lịch chỉ bằng 14% so với cùng kỳ năm 2019, tổng thu từ du lịch chỉ bằng 11% so với năm 2019.

Mặc dù có nhiều điều kiện, nền tảng để phát huy các giá trị văn hóa, song tỉnh cũng đang gặp nhiều khó khăn. Kiến nghị tại buổi làm việc với đoàn công tác, tỉnh đề xuất các nhóm vấn đề, đó là hoàn thiện về việc ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật; hỗ trợ hơn nữa trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; đề nghị Bộ tiếp tục xem Festival Huế 2022 là một trong những hoạt động trọng điểm về văn hóa của quốc gia năm 2022; hỗ trợ về “Dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”…

Cần làm rõ nội hàm bản sắc văn hóa Huế

Tại buổi làm việc, các Vụ, Cục thuộc Bộ VHTT&DL trực tiếp giải đáp các thắc mắc, kiến nghị, đề xuất của tỉnh. Các ý kiến đánh giá cao các tiềm năng, thế mạnh của Huế trong việc bảo tồn di sản, ẩm thực, nghệ thuật dân gian,… Các Cục, Vụ luôn đồng hành với địa phương để chia sẻ những khó khăn, đặc biệt trong thời điểm tỉnh đang thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí Thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chia sẻ những khó khăn về các vấn đề về kinh phí trùng tu di sản, xã hội hóa khai thác di sản; xây dựng các thiết chế di sản, điển hình là xây dựng bảo tàng cổ vật…

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tặng quà lưu niệm cho Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cũng thông tin cụ thể về tình hình phát triển. Đồng thời bày tỏ cảm ơn sự ủng hộ của Chính phủ và Bộ VHTT&DL trong công tác bảo tồn di sản. Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, trong các kiến nghị, tỉnh mong muốn nhận được sự quan tâm hỗ trợ cho các dự án về thiết chế đô thị di sản, bởi di sản Huế mang màu sắc văn hóa của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao những kết quả mà tỉnh đã đạt được thời gian qua. Đặc biệt, tỉnh đã định hình, làm rõ được 4 trụ cột lớn để phát triển. Đó là tập trung bảo vệ tôn tạo các di tích, di sản, phát huy giá trị văn hóa Huế; ưu tiên phát triển du lịch; hướng đến một nền công nghiệp và công nghệ thông tin theo hướng chất lượng cao; phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Tỉnh cũng xác văn hóa là trụ cột để phát triển, trong đó có việc bảo tồn các di sản rất bài bản, dựa vào các cứ liệu khoa học; xây dựng được các thương hiệu về văn hóa cho riêng mình, điển hình là Festival Huế. Tạo ra sản phẩm văn hóa góp phần xây dựng thương hiệu cho Huế, du lịch Huế. “Huế mạnh dạn trong việc đầu tư công nghệ thông tin, đặc biệt là số hóa di sản, tạo hiệu ứng lan tỏa tốt; chú ý thực chất về phong trào toàn dân xây dựng nếp sống văn hóa. Những dấu ấn đó là điểm sáng trong việc phát triển văn hóa Huế thời gian qua. Ngoài ra, du lịch Huế cũng đang cố gắng xây dựng thương hiệu du lịch văn hóa; kết nối các di tích để tạo ra sản phẩm du lịch”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định.

Trong xu hướng phát triển, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, tỉnh đang gặp phải sự mâu thuẫn lớn giữa bảo tồn và phát triển. Đồng thời lưu ý, du lịch Huế vẫn chưa phát triển xứng đáng với tiềm năng; lượng khách, thời gian lưu trú chưa nhiều; các thiết chế văn hóa cơ sở chưa được quan tâm đúng mức…

“Thừa Thiên Huế cần làm rõ nội hàm bản sắc văn hóa là như thế nào; tập trung xây dựng môi trường văn hóa; xây dựng đề án xã hội hóa về quản lý di sản; lãnh đạo tốt về phong trào thể thao quần chúng; xây dựng sản phẩm du lịch riêng có”, Bộ trưởng Hùng lưu ý.

Liên quan đến các kiến nghị, Bộ VHTT&DL hỗ trợ 50 tỷ đồng để xây dựng, tu bổ di sản; ủng hộ 50 tỷ góp phần cùng địa phương xây dựng các thiết chế văn hóa dân tộc trong đó, 30 tỷ đầu tư về hạ tầng, 20 tỷ hỗ trợ về kỹ thuật. Trong quá trình xây dựng chương trình chấn hưng văn hóa, Bộ cũng sẽ ủng hộ, ưu tiên các danh mục bảo tồn, di tich, văn hóa Huế. Ngoài ra ủng hộ về Quy hoạch mạng lưới văn hóa và hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong thời gian tới.

Bài, ảnh: Lê Thọ - Phan Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

TIN MỚI

Return to top