ClockThứ Tư, 15/07/2020 14:54

Làm mới phố Tây

TTH - Sau dịch COVID-19, phố đi bộ Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An và Võ Thị Sáu, hay còn gọi là khu “phố Tây” Huế vắng khách nên nhiều cơ sở kinh doanh đóng cửa. Để kích cầu du lịch, phục vụ khách nội địa và chuẩn bị cho Festival Huế 2020, TP. Huế tập trung nguồn lực “làm mới” địa điểm giải trí này để thu hút khách.

Phố đi bộ Chu Văn An – Võ Thị Sáu – Phạm Ngũ Lão mở cửa trở lại

Biểu diễn các hoạt động nghệ thuật tại khu phố Tây

Khu "phố Tây" Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An và Võ Thị Sáu dài hơn 1km là không gian đi bộ, giải trí và mua sắm cùng với nhiều hình thức nghệ thuật đưa vào hoạt động từ tháng 9/2017.

Không chỉ phục vụ khách du lịch nước ngoài, khu “phố Tây” trở thành điểm đến hấp dẫn cho cả khách du lịch trong nước dịp cuối tuần.

Qua hơn 2 năm triển khai, từ 201 cơ sở kinh doanh ban đầu, đến nay đã có gần 310 cơ sở kinh doanh nằm trong khu "phố Tây"; trong đó, có 78 khách sạn, nhà nghỉ; 73 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống giải khát; 25 cơ sở bán hàng lưu niệm và quà tặng…Doanh thu từ các cơ sở kinh doanh cũng tăng lên trên 40% so với trước khi đặt tên cho khu phố.

Theo bà Hoàng Thị Duyên, kinh doanh hàng may mặc và lưu niệm tại khu "phố Tây", sau khi triển khai đề án thành lập phố đi bộ và tổ chức các hoạt động nghệ thuật vào các tối thứ 6, thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, số lượng khách đến tham quan, giải trí và mua sắm tăng cao nên doanh số bán hàng cũng tăng gấp đôi so với trước.

Bà Duyên cho rằng, để xây dựng thương hiệu và giới thiệu khu phố này đến nhiều hơn với du khách, thành phố nên đầu tư các cổng chào, nâng cấp hệ thống điện và bổ sung cây xanh để hoàn thiện hạ tầng.  

Sau khi dịch COVID-19 được khống chế, do số lượng khách nước ngoài không có, trong khi đa số các cơ sở kinh doanh ở đây đều phục vụ khách nước ngoài nên UBND phường Phú Hội đã tổ chức các buổi làm việc với các hộ kinh doanh để động viên các cơ sở mở cửa trở lại với phương châm chuyển từ phục vụ khách “Tây” sang khách Việt. Đến nay, 90% cơ sở đã mở cửa trở lại, trong đó có một số nhà hàng trước đây chuyên phục vụ các món ăn Âu thì nay chuyển sang món Việt.

Phó Chủ tịch UBND phường Phú Hội Dương Đăng Khoa thông tin, cùng với việc vận động các cơ sở kinh doanh mở cửa trở lại và chuyển dần từ phục vụ khách quốc tế sang khách nội địa, phường đang vận động các cơ sở trang trí cửa hàng, đầu tư các loại đèn lồng, tăng cường hệ thống điện chiếu sáng để tạo không gian lung linh, ấn tượng hấp dẫn du khách.

Đối với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, sau khi các ban nhạc, câu lạc bộ ca Huế và các nhóm nhạc của sinh viên Nhạc viện Huế hoạt động trở lại sau thời gian tạm nghỉ để phòng dịch COVID-19, để tạo không gian sôi động và đa dạng các hình thức nghệ thuật, phường đã liên hệ với Trường cao đẳng Du lịch Huế phối hợp đưa sinh viên đến khu phố Tây để biểu diễn Bartender, đồng thời lên kế hoạch tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật nhằm giới thiệu các chương trình nghệ thuật của Festival Huế 2020 đến với du khách.

Ông Khoa cho biết, phường đang xin kinh phí của thành phố đầu tư hệ thống điện chiếu sáng, đồng thời xã hội hóa đầu tư xây dựng các cổng chào và dự kiến sẽ tổ chức một số hoạt động nhằm “làm mới” phố Tây, như trưng bày và thao diễn các làng nghề truyền thống Huế, giới thiệu các sản phẩm như diều, gốm, thêu, đúc đồng để thu hút khách.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Được & Mất

Nghe giới thiệu tưởng ngon lành, chuyên nghiệp lắm. Một lần này thôi nhé, lần sau dù có nhét vàng cũng cạch! …

Được  Mất
Đưa một ý “thiện” vào văn hóa kinh doanh tại Huế

Đưa một chữ thiện vào triết lý kinh doanh, Tập đoàn TH đã phát triển TH True Milk trở thành thương hiệu sữa có giá trị dinh dưỡng cao, đáng tin cậy, được người Việt yêu mến. Huế có nền văn hóa Phật giáo tồn tại lâu đời, khi văn hóa đó thấm sâu vào sản phẩm đặc trưng của Huế thì hòa trong đó không chỉ đẹp, ngon, tinh tế mà còn mang có sự lợi lạc về cuộc sống cho khách hàng, khách du lịch.

Đưa một ý “thiện” vào văn hóa kinh doanh tại Huế
Số hóa trong nông nghiệp

Chuyển đổi số (CĐS) hướng đến phát triển kinh tế số đang được ngành nông nghiệp tỉnh bước đầu triển khai mang lại hiệu quả nhất định, thiết thực.

Số hóa trong nông nghiệp
Return to top