ClockThứ Ba, 02/06/2020 14:54

Kích cầu du lịch, “giữ chân” du khách

TTH - Sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, ngành du lịch huyện A Lưới đang triển khai giải pháp thu hút du khách, đồng thời tăng thời gian lưu trú của khách.

Thú vị phiên chợ vùng cao A LướiLên núi để… chơiMột lần tới PâlerSản phẩm du lịch mới của A LướiKhảo sát tour du lịch ở A Lưới

Du khách trải nghiệm các hoạt động, đời sống văn hóa ở A Lưới

Thu hút khách

Trở lại A Lưới hai ngày cuối tuần sau thời gian các điểm du lịch được mở cửa hoạt động trở lại, điều ấn tượng là có đông du khách tham quan, vui chơi. Chị Nguyễn Thanh Hòa, đến từ TP. Đà Nẵng chia sẻ: “A Lưới có nhiều địa điểm đẹp, văn hóa và ẩm thực lại rất độc đáo. Sau những ngày giãn cách xã hội, tôi cùng gia đình thiết kế ngay một chuyến lên suối thác ở huyện vùng cao này để giải nhiệt”.

Cùng với việc “mở cửa” du lịch, chào đón du khách trở lại, A Lưới cũng đang thực hiện nhiều giải pháp để tăng lượng khách. Ông Hồ Văn Ngoan, Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện A Lưới cho biết, hiện, A Lưới đang đẩy mạnh hoạt động quảng bá qua pa-nô, mạng xã hội và website, chuyển tải những hình ảnh đẹp, dịch vụ mới của du lịch A Lưới.

Còn theo bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới, đơn vị chức năng của huyện đã trao đổi, chỉ đạo các đơn vị làm dịch vụ du lịch thực hiện chính sách kích cầu, tăng các sản phẩm phục vụ cho khách. “Các điểm du lịch chủ yếu không bán vé nên chúng tôi chú trọng kích cầu bằng dịch vụ, ổn định giá dịch vụ nhưng tăng các gói tặng thêm cho khách. Các điểm du lịch cộng đồng sẽ chuẩn bị phần văn nghệ, dân ca dân nhạc tốt hơn để phục vụ du khách ban đêm hay khuyến mãi thêm các món ẩm thực ngoài gói như thường lệ”, bà Thêm tiết lộ.

Anh Viên Đăng Phú, quản lý homestay Hương Danh (xã A Roàng) chia sẻ, ngay cả với khách tự do, việc kích cầu để tạo sự hấp dẫn với họ cũng là điều được người làm du lịch quan tâm. Đợt mở cửa trở lại sau giai đoạn dịch COVID-19, một số hoạt động trải nghiệm du lịch tại bản làng cũng được miễn giảm phí dịch vụ.

Việc thu hút du khách đến A Lưới sau giai đoạn dịch COVID-19 bước đầu có hiệu quả. Trong tháng 5/2020, ngoài kết nối 3 tour với gần 60 du khách theo chương trình của các công ty du lịch thì trung bình mỗi ngày cũng có khoảng 100 khách du lịch tự do đến tham quan, vui chơi tại các điểm du lịch ở A Lưới.

Tăng thời gian lưu trú của khách

Theo lãnh đạo huyện A Lưới, địa phương hiện đang phát triển nhiều loại hình du lịch, nhất là du lịch sinh thái kết hợp với cộng đồng, du lịch tham quan di tích, khai thác các giá trị văn hóa lễ hội, làng nghề truyền thống và đặc trưng văn hóa mang đậm bản sắc riêng của A Lưới.

Hiện, trên địa bàn huyện có 13 điểm du lịch và 4 nhà nghỉ, khách sạn với 74 buồng phòng, 139 giường, 8 homestay và 3 làng văn hóa du lịch cộng đồng, 11 nhà hàng đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch... Tuy tổng lượt khách tham quan du lịch giai đoạn 2015 - 2020 ước đạt khoảng 212.945 lượt (khách quốc tế khoảng 54.000 lượt và khách nội địa đạt khoảng 158.945 lượt), nhưng trăn trở của huyện là thời gian lưu trú của khách vẫn còn ngắn, chủ yếu mới ở lại một đêm. Việc “giữ chân” du khách không chỉ để họ trải nghiệm đầy đủ nét đẹp thiên nhiên, con người, văn hóa, ẩm thực của A Lưới mà còn thúc đẩy ngành công nghiệp không khói trên địa bàn huyện phát triển, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân.

Theo bà Lê Thị Thêm, quan điểm chung của ngành du lịch A Lưới là chào đón tất cả du khách, dù họ đi du lịch dưới hình thức đoàn tour hay du lịch tự do. Vì thế, bên cạnh những kết nối, cam kết phục vụ với các công ty lữ hành du lịch thì với khách du lịch tự do, huyện cũng đang nỗ lực triển khai giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ. Riêng đối với việc thu hút khách trong nước và quốc tế, huyện A Lưới cũng kết nối thêm nhiều công ty du lịch - lữ hành. Cùng với các đối tác truyền thống, huyện vừa kết nối thêm một số công ty du lịch – lữ hành hình thành các tour hai ngày một đêm, đồng thời tìm giải pháp để tăng thời gian lưu trú của khách.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới nhấn mạnh, một trong những giải pháp  quan trọng để thu hút và giữ chân du khách là giữ môi trường du lịch lành mạnh, xanh - sạch - đẹp. Ngoài đầu tư các công trình phục vụ du lịch và làm mới, sửa sang các điểm du lịch hằng năm vừa đảm bảo an toàn du lịch vừa theo hướng thân thiện môi trường, giữ nét truyền thống thì các phòng, ban chức năng của huyện cũng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các đơn vị, người dân làm du lịch đặc biệt chú ý đến vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn du lịch cho du khách, đồng thời luôn chào đón, phục vụ khách thân thiện, nhiệt tình để sau chuyến du lịch, khách muốn quay trở lại A Lưới.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo đời sống hội viên

Hội viên khó khăn có nguồn lực vươn lên, hội viên nghèo luôn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm. Đó là kết quả mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền) đã và đang có được nhờ những cách làm hay như xây dựng các nguồn quỹ, kết nối các mạnh thường quân để kịp thời giúp đỡ, đồng hành cùng hội viên.

Chăm lo đời sống hội viên
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

TIN MỚI

Return to top