ClockThứ Bảy, 16/05/2020 07:30

Khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất

TTH - Dịch vụ du lịch biển - đầm phá là một trong những thế mạnh kinh tế của Phú Vang đã khởi động trở lại sau ảnh hưởng dịch COVID-19. Tuy nhiên, lượng khách du lịch ít đang hạn chế hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực này.

Cơ cấu lại sản xuất sau dịchBàn giải pháp khôi phục và thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanhTập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp, công nghiệp sau mưa bão

Giúp nông dân thị trấn Phú Đa thu hoạch lúa

Lượng khách khoảng 30%

Ông Nguyễn Văn Long, chủ nhà hàng Sao Biển, kinh doanh tại bãi tắm Thuận An cho biết: Trước đây, nhà hàng của ông có 20 nhân viên. Lượng khách bình quân 100-150 người/ngày. Những ngày nghỉ cuối tuần, khoảng 200 khách/ngày. Trong gần 2 tháng đóng cửa vì dịch COVID-19, nhân viên phải nghỉ việc.

Vừa mở cửa hoạt động kinh doanh trở lại, ông chỉ tuyển 10 nhân viên, bởi lượng khách đến đây chỉ đạt 20-30% so với trước. Tất cả những hộ kinh doanh ăn uống tại các bãi biển Thuận An, Phú Thuận, Phú Diên, Vinh Thanh, Vinh An cũng đang gặp phải khó khăn. Trong đó, có địa bàn chỉ đạt khoảng 10% lượng khách, như Vinh An.

“Nhà hàng Thủy Triều Quán do bà Dương Thị Hoa vốn là địa điểm đông khách nhất vùng đầm Chuồn, nay cũng chỉ đạt 40-50 lượng khách so với trước đây. Những hộ kinh doanh khác đạt chưa đến 40% lượng khách so với trước”- ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch UBND xã Phú An thông tin.

Theo ông Nguyễn Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang, trải qua thời gian dài ảnh hưởng dịch COVID-19, tình hình kinh tế khó khăn hơn. Người dân trên tinh thần tiếp tục chống dịch, hạn chế ăn uống, vui chơi đông người. Do đó xác định, khôi phục kinh doanh dịch vụ biển - đầm phá là phải dần dần.

Hiệu quả từ “mũi nhọn” dịch vụ biển - đầm phá của địa phương chưa trở lại như mong muốn, nhưng ban đầu đã có sự khởi động, tạo thu nhập, tạo việc làm trở lại cho một bộ phận hộ kinh doanh, người lao động. Chính quyền địa phương trên địa bàn đã chỉnh trang cảnh quan môi trường bãi biển. Các hộ kinh doanh đã chuẩn bị hợp lý hàng hóa, hải sản…, sẵn sàng phục vụ hoạt động kinh doanh, đáp ứng thị trường.

Hiện trên địa bàn huyện Phú Vang có 76 cơ sở lưu trú, trong đó có 8 khu resort, khách sạn, 2 nhà khách, 61 nhà nghỉ và 5 hộ homestay; đã mở lại sau dịch COVID-19 ước khoảng 80%. Số lượng khách đến ước đạt khoảng 30%. Số lượng dịch vụ - du lịch biển, các khu ẩm thực, ăn uống, vui chơi ước đạt khoảng 30%. Tổng doanh thu du lịch - dịch vụ 4 tháng đầu năm ước đạt khoảng 10%, so với cùng kỳ năm trước.

Cây lúa cũng nhọc nhằn

Bên cạnh những thiệt hại kinh tế do dịch COVID-19, thời gian qua, sản xuất nông nghiệp, mà chủ yếu là lúa, ở Phú Vang cũng bị ảnh hưởng nặng do hai đợt mưa lớn ngày 12-13/4 và ngày 24- 26/4  làm ngập úng 3.617,6 ha lúa chuẩn bị thu hoạch và 3.533,9 ha lúa bị đổ ngã.

Tại xã Phú Mậu ngay trong đêm đầu tiên lúa bị ngập, toàn bộ lãnh đạo, cán bộ xã, thôn, nông dân trên địa bàn có mặt trên cánh đồng, khẩn trương khắc phục hậu quả, cứu lúa.

Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo 2 HTX nông nghiệp huy động toàn bộ các trạm bơm; máy bơm cá nhân của người dân, kịp thời bơm tiêu, tránh lúa lên mộng, tránh lầy. Vừa khắc phục tiêu úng xong đợt 1, Phú Mậu lại lao vào tiêu úng đợt 2.

“Đó là những ngày cán bộ xã, thôn, người dân “trắng ngày trắng đêm” trên đồng ruộng; tiêu úng kịp thời nên máy gặt hoạt động được trên toàn bộ các cánh đồng lúa Phú Mậu. Tuy nhiên, do lúa bị ngã, đổ nên tốc độ gặt chậm. Xã chỉ đạo 2 HTX thuê thêm 3 máy gặt từ tỉnh Bình Định, đảm bảo tiến độ gặt, do đó đã hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất là từ 10-20%.

Với nỗ lực và những giải pháp kịp tời, các xã Phú Lương, Phú Hồ, Phú Gia, Vinh Hà, thị trấn Phú Đa...và toàn bộ những địa phương trên địa bàn huyện có lúa bị đổ, ngã, ngập, cũng dốc toàn lực khẩn trương khắc phục hậu quả, cứu lúa.

Phòng NN&PTNT phối hợp UBND các xã, thị trấn, các HTX huy động lực lượng gia cố các bờ đê xung yếu, đắp các vị trí nước tràn đê, huy động toàn bộ hệ thống các trạm bơm để tiêu úng cho toàn bộ diện tích bị ngập. Đồng thời tăng cường điều tiết cống Quan và các cống trên đê ngăn mặn để tiêu nước ra đầm phá nhằm giảm đến mức thấp nhất diện tích bị ngập nặng.

Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phú Vang đã tham mưu cho huyện, đồng thời huy động cán bộ chiến sĩ đơn vị, phối hợp lực lượng dân quân, cán bộ các ban ngành đoàn thể tổng cộng hơn 100 người, giúp nông dân trên địa bàn thu hoạch lúa đối với những cánh đồng lầy máy gặt không hoạt động được.

Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Phòng đã tham mưu UBND huyện xây dựng đề án “phát triển đàn lợn đảm bảo an toàn sinh học, hướng hữu cơ và theo chuỗi giá trị” giai đoạn 2020-2025, trình tỉnh phê duyệt. Theo đó, bước đầu sẽ hỗ trợ 80-100 hộ, mỗi hộ 10 con lợn giống; nuôi ở các khu  tập trung, xa khu dân cư. Phòng đã phối hợp các địa phương rà soát được 123 ha trên 13 xã, thị trấn, sau này sẽ xây dựng khu chăn nuôi tập trung, khi đề án được phê duyệt, triển khai. 

Bài, ảnh: QUỲNH ANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm

Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức công bố Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023. Sau hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đã dành cho phóng viên TTXVN cuộc phỏng vấn nhanh về các kết quả này, cũng như những tồn tại, hạn chế và các vấn đề đặt ra trong thời gian tới.

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top