Thế giới

Hơn 60% châu Á vẫn đóng cửa với khách du lịch, so với 17% châu Âu

ClockThứ Hai, 21/09/2020 20:46
TTH - Tạp chí Nikkei Asian Review ngày 21/9 dẫn nguồn tin từ Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho hay, tính đến ngày 1/9, 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ở mức 61%, vẫn hoàn toàn đóng cửa với khách du lịch nước ngoài.

Để phục hồi ngành du lịch châu Á-Thái Bình DươngDu lịch Châu Á cần “khác” khi phục hồi từ đại dịch

Một sân bay quốc tế tại Hàn Quốc vắng khách trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Con số này vượt xa con số 17% các điểm đến ở khu vực châu Âu, vượt 41% ở châu Mỹ và 51% tại châu Phi. Trên toàn cầu, 43% trong số 215 điểm đến được khảo sát đang đóng cửa biên giới với khách du lịch. Trong số 27 điểm đến đóng cửa hoàn toàn trong hơn 30 tuần, 19 điểm đến được báo cáo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Nhiều quốc gia châu Âu đã nối lại hoạt động du lịch xuyên biên giới trong khu vực vào khoảng tháng 6, trước khi dần cho phép du khách từ các quốc gia không thuộc châu Âu nhập cảnh. Trong khi đó, các quốc gia châu Á vẫn đóng cửa hoàn toàn bao gồm các thị trường du lịch hàng đầu, những nơi đang báo cáo số lượng ca nhiễm COVID-19 hàng ngày tương đối thấp, là Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, và Việt Nam.

Trong một bài phỏng vấn với Nikkei Asian Review, Bộ trưởng Du lịch Malaysia, bà Nancy Shukri nói rằng, Malaysia, một trong những quốc gia đầu tiên đóng cửa biên giới, có thể sẽ đóng cửa với khách du lịch quốc tế cho đến quý II năm sau. Bên cạnh đó, ông Brendan Sobie, một nhà phân tích hàng không độc lập nhận định, trong một số trường hợp, các Chính phủ có thể dựa vào khách du lịch trong nước để cải thiện tình hình, giảm bớt sự khẩn cấp trong việc mở cửa trở lại. Hiện tại, một số quốc gia đang ưu tiên tập trung vào du lịch nội địa và du lịch hàng không nội địa. Đáng chú ý, các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn, chẳng hạn như Ấn Độ, Indonesia, và Philippines phải đối mặt với những trở ngại cao hơn trong việc mở cửa trở lại.

Một trong những mối quan ngại lớn nhất là ngay cả những nơi tỷ lệ lây nhiễm thấp, du lịch có thể dẫn đến sự tái bùng phát, có thể đè nặng lên các hệ thống y tế yếu hơn. Trong đó, UNWTO nhấn mạnh “tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng y tế và vệ sinh đối với việc nới lỏng các hạn chế đi lại”; đồng thời lưu ý rằng, hầu hết các điểm đến đã nới lỏng các biện pháp đều có tiêu chuẩn y tế cao. Những lo ngại của khách du lịch về dịch bệnh, các hạn chế ở những quốc gia khởi hành, sự không chắc chắn về các quy định khác nhau, và gánh nặng về thời gian cách ly là tất cả các rào cản. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng, có thể tái khởi động du lịch giải trí, thúc giục các Chính phủ thiết lập những biện pháp bảo vệ cần thiết để mở lại biên giới.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Nikkei Asian Review)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Du lịch không thể phát triển một mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Du lịch không thể phát triển một mình”. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và để phát triển được du lịch phải có sự đồng hành của nhiều ngành, nhiều người.

Du lịch không thể phát triển một mình
Return to top