ClockChủ Nhật, 15/01/2017 18:07

Học cách làm du lịch

TTH - Một thời gian dài, du lịch Huế cho mình là “cửa trên” so với nhiều địa phương trong khu vực. Sự ỷ lại, thiếu những cách làm hiệu quả dẫn đến tốc độ phát triển du lịch Huế chậm lại.

”Hạ mình” đi học

Một giám đốc khách sạn thuộc hạng “có số có má” ở Huế chia sẻ, 10 năm trước, các địa phương xung quanh Huế ra tận nơi để mời ông vào hướng dẫn, dạy nghiệp vụ khách sạn, cách làm du lịch ở Huế. Những ngày đó, du lịch Huế có một khoảng cách xa so với các địa phương khác trong khu vực. Vậy nhưng, vị giám đốc này thừa nhận gần đây đã phải vào lại các địa phương, đến các “trò cũ” để học cách làm du lịch. “Dù cách làm mỗi nơi có khác nhau, nhưng phải công nhận, chất lượng dịch vụ họ tốt hơn mình, cách làm chuyên nghiệp hơn, dẫn đến giá dịch vụ của họ cao… Nếu không “hạ mình”, đi học cách làm tốt của họ thì mình sẽ lạc hậu”, vị giám đốc này bày tỏ.

Nhà vườn An Hiên, dù hấp dẫn nhưng vẫn còn “kén” khách

Còn rất nhiều nữa các chủ doanh nghiệp từng “sắm vai” đi dạy du lịch, giờ lại là học trò, đi học cách làm du lịch. Qua việc này, đủ thấy, du lịch Huế có vấn đề. Đó là sự ỷ lại, thiếu sáng tạo, không có những sản phẩm đủ sức cân bằng với du lịch di sản. Từ trọng tâm của du lịch miền Trung, giờ Huế chỉ là vệ tinh của một số địa phương.

Trong du lịch, không tính đến người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý về du lịch quyết định sự thành bại. Doanh nghiệp Huế có tư tưởng kinh doanh nhỏ lẻ, chẳng ai nghe ai. Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh cho rằng cách làm này khiến doanh nghiệp Huế tự làm hại mình. Đối với doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ quyết định tất cả, luôn mang tính sinh tồn khi bước vào “chiến trường” kinh doanh.

Lâu nay, tư tưởng của cơ quan quản lý về du lịch chỉ mang tính quản lý, giám sát. Một doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực lữ hành than thở, cơ quan quản lý bảo họ chỉ định hướng, còn khai thác như thế nào là do doanh nghiệp. Vướng mắc trong quá trình thực hiện rất nhiều, nếu cơ quan quản lý không tạo thêm các điều kiện, đồng hành cùng doanh nghiệp thì một sản phẩm dù hấp dẫn đến đâu cũng không thể triển khai được. Chính cách làm này khiến du lịch Huế mãi “ì ạch”, kéo theo các sản phẩm mới càng khó ra đời và đưa vào khai thác.

Một dẫn chứng khá rõ để thấy sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp đang có vấn đề. Chính ông Lê Hữu Minh, Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch khẳng định, xúc tiến, quảng bá của ngành du lịch Huế đang yếu và thiếu chuyên nghiệp. Nguyên nhân chính là do thiếu kinh phí. Trong khi đó, doanh nghiệp nào cũng than vãn không được hỗ trợ trong việc quảng bá các sản phẩm. Một doanh nghiệp được cho khá tâm huyết với ngành du lịch Huế tâm sự: “Chỉ cần cơ quan Nhà nước có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp cùng tham gia hỗ trợ xúc tiến quảng bá, tôi tin chắc doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng. Không nên áp đặt, như kiểu bắt buộc doanh nghiệp phải làm cái này, cái kia như lâu nay vẫn hay làm”.

Lập luận của bên nào cũng có lý. Nhưng lý lẽ đó không phải vì một mục đích cao nhất là đưa du lịch Huế phát triển. Các địa phương khác cũng đã từng trải qua giai đoạn khó khăn như ở Huế, giờ họ đã vượt qua. Đã đến lúc, Huế cần đi học cách làm du lịch của các nơi khác, để khó khăn dễ vượt qua hơn, thời gian ngắn hơn.

Phải có tinh thần “khởi nghiệp”

Ông Nguyễn Quốc Thành, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Hương Giang cho hay, đối với các cơ sở lưu trú của Tập đoàn Bitexco tại Huế, từ khi có quản lý người nước ngoài về điều hành, những ý tưởng và cách làm việc của họ khiến tôi giật mình. Nhìn lại lâu nay, mình làm việc chẳng chuyên nghiệp chút nào, cách làm quá chụp giật. Tập đoàn sẵn sàng chấp nhận không đón khách trong một thời gian để nâng cao chất lượng nguồn lao động, cải tạo cơ sở vật chất, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ.

Đón khách ở nhà vườn Thủy Biều (TP. Huế)

Ông Đinh Mạnh Thắng nhấn mạnh, nếu đi học thì Huế cần học cách tổ chức thực hiện, xúc tiến quảng bá, xã hội hóa, vận động người dân và doanh nghiệp cùng tham gia du lịch như các nơi khác. Vì sao môi trường du lịch ở họ tốt, thông thoáng, không có nạn chèo kéo, không nạn ăn xin, bãi biển của họ rất nghiêm túc, giá cả giống nhau là vì họ có cách tổ chức thực hiện tốt. Nói thêm về giá phòng khách sạn ở Huế, vì sao thấp, một phần là do mình quảng bá không tốt.

Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh mới đây, Chủ  tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Cao yêu cầu các cơ quan cần phải có tinh thần “khởi nghiệp”. Cách làm phải mới, chủ động hơn. Cái gì mà các địa phương khác làm tốt, hiệu quả mà Huế chưa làm tốt thì mình học hỏi. Cần bỏ qua mọi tư tưởng ngại ngùng, không muốn học hỏi đó.

Hy vọng, một cuộc “thay máu” ngành du lịch từ nhận thức đến hành động, Huế sẽ phát triển nhanh, bền vững. “Huế phải phát triển, chứ không thể mãi nói chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế”, như lời Chủ tịch UBND tỉnh đã khẳng định.

Huế đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Một Nghị quyết Phát triển du lịch của Tỉnh ủy mới được ban hành sau 20 năm cho thấy sự quyết tâm và kỳ vọng của Huế lớn như thế nào đối với ngành du lịch.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) vừa dự báo một năm phá vỡ kỷ lục đối với lĩnh vực du lịch và lữ hành trong năm 2024, với mức đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 11,1 nghìn tỷ USD.

Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024
Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Return to top