ClockThứ Hai, 10/11/2014 14:27

Hoàng cung Huế hấp dẫn hơn từ hoạt động diễn xướng

TTH - Với nhiều hoạt động diễn xướng được mở ra, không gian của Hoàng cung - Đại Nội Huế đang dần sinh động hơn và thoả mãn được phần nào nhu cầu thưởng ngoạn văn hoá lịch sử của du khách.

Nghi lễ Đổi gác diễn ra vào lúc 9 giờ sáng hàng ngày trong không gian của Kỳ Đài - Ngọ Môn - Duyệt Thị Đường là một trong những hoạt động diễn xướng được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phục dựng 2 năm nay và thu hút được rất đông du khách tương tác. Không chỉ hấp dẫn bởi hình ảnh lạ của những người lính một thời, nghi lễ đổi gác còn giữ được chân nhiều du khách bởi sự nghiêm túc của đội hình và đặc biệt là sự trang trọng với tiết tấu của khúc nhạc “Đăng đàn cung”, một tác phẩm thuộc Nhã nhạc cung đình Huế.

Biểu diễn Nhã nhạc ở Trường Lang - Đại Nội

Cùng với lễ Đổi gác, Trung tâm BTDTCĐ Huế cũng đồng thời tổ chức nhiều hoạt động diễn xướng ở nhiều điểm khác nhau trong Đại Nội. Ngoài điểm biểu diễn chính có bán vé tại Duyệt Thị Đường, du khách còn có thể thưởng thức Tiểu nhạc tại sân điện Thái Hoà, Đại nhạc tại Hiển Lâm Các - Thế Miếu, ca Huế thính phòng tại cung Trường Sanh, hoặc tham gia hoạt cảnh Hoàng Thái hậu hồi cung dọc theo Trường lang…

TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế, cho biết: Quản lý di sản, không có nghĩa là chỉ mở cửa để du khách vào thăm. Với những hoạt động diễn xướng hiện nay, chúng tôi cố gắng để nâng chất lên, đáp ứng nhu cầu du khách một cách hợp lý để không gian di sản thực sự biểu cảm được cả phần hồn tinh tuý lẫn giá trị kiến trúc của công trình. Trong nỗ lực nâng chất các hoạt động diễn xướng tại các điểm di tích, Trung tâm BTDTCĐ Huế đang nghiên cứu thực hiện đề án điều chỉnh lại lễ Đổi gác và cách thức biểu diễn Tiểu nhạc và Đại nhạc ngoài trời, theo hướng càng tiệm cận với nguyên thuỷ càng tốt và có lộ trình di chuyển hấp dẫn hơn. Đây cũng là một trong những động thái tích cực của Trung tâm BTDTCĐ Huế trong lộ trình tăng giá vé thăm quan các khu di tích thời gian tới.

Với nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Đắc Xuân, ngoài những hoạt động diễn xướng hiện nay, Trung tâm BTDTCĐ Huế hoàn toàn còn có thể tổ chức nhiều hoạt động sinh động khác cũng không kém hấp dẫn. Theo hiến kế của ông Nguyễn Đắc Xuân, chỉ riêng không gian của điện Thái Hoà, Trung tâm BTDTCĐ Huế cũng đã có thể nghiên cứu cách thức tổ chức nhiều hoạt động khác nhau để tạo ấn tượng tốt đối với du khách. Chẳng hạn, luân phiên tái hiện lại nét sinh hoạt trước đây tại không gian này theo kiểu “ngày này năm xưa”, bằng cách trưng bày các hiện vật, tổ chức nghi lễ mô phỏng gắn với sự kiện lịch sử cụ thể như lễ đón khách của vua Duy Tân, vua Thành Thái hay lễ đại khánh của vua Khải Định... “Làm được việc này, chắc chắn nhiều du khách sẽ muốn trở lại thăm di tích Huế thêm lần nữa. Mỗi lần đến, họ sẽ luôn có điều mới để trải nghiệm, khám phá và không nhàm chán”, ông Nguyễn Đắc Xuân nhấn mạnh.

Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế

TIN MỚI

Return to top