ClockThứ Năm, 16/06/2022 10:08

Hòa mình vào thiên nhiên ở suối Hợp Hai

TTH - Đến suối Hợp Hai vào mùa này thật lạ, từ hồ Truồi, núi đồi, con suối hoang sơ đến từng cọng cỏ, tán cây đều khoác lên mình một màu xanh ngan ngát.

Phú Lộc: Nước đã tràn đập hồ Truồi 0,2m70 năm phòng tuyến bắc sông TruồiThương hồ buôn lồ ô

Dòng suối mát lành, mời gọi ở Hợp Hai

Trải nghiệm

Tọa lạc ở địa bàn huyện Phú Lộc, hồ Truồi cách TP. Huế khoảng 38km về phía nam. Là hồ chứa có diện tích gần 400ha, suối Hợp Hai là một trong bốn con suối chính đổ vào hồ Truồi. Từ cuối tháng 4 năm nay, HTX dịch vụ du lịch thanh niên Lộc Hòa đã rộn ràng những chuyến thuyền du lịch đưa du khách ghé thăm, khám phá địa điểm này.

Ông Trần Quang Hồng, đại diện HTX dịch vụ du lịch thanh niên Lộc Hòa, cho biết: “Hiện tại HTX đang khai thác hai tuyến suối là Hợp Hai và Vũng Thùng. Với điều kiện thời tiết và mực nước hiện nay, suối Hợp Hai là lựa chọn phù hợp cho chuyến đi “trốn nắng”, giải nhiệt mùa hè”.

Trước khi vào suối Hợp Hai, du khách sẽ được trải nghiệm cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của hồ Truồi. Dưới cái nắng hè oi gắt, thuyền lướt trên dòng nước xanh ngát, hai bên bờ hồ là những đỉnh núi nối tiếp nhau với bạt ngàn cây cối.

Tranh thủ chụp những bức ảnh trên đường đến suối, anh Xuân Hùng, thành viên đoàn du khách tham gia trải nghiệm suối Hợp Hai, chia sẻ: “Tôi đã đến hồ Truồi để thăm Thiền viện Trúc lâm Bạch Mã một vài lần, nhưng vẫn chưa có dịp vào sâu trong hồ. Thật sự cảnh sắc thiên nhiên rất đẹp và hữu tình. Đã từng đi Ninh Bình, với tôi, hồ Truồi mang dáng dấp của Tràng An với núi non, đầm nước nhưng khác ở một chỗ, điểm đến đang chờ đón chúng tôi là dòng suối xanh mát, trong lành giữa núi rừng”.

Sau tầm mươi phút, thuyền đã đến chân suối, nơi mạch nước của dòng Hợp Hai hòa làm một với hồ Truồi. Người lái cho neo thuyền ngay sát các bậc đá. Đến đây, du khách có thể tùy ý vào sâu trong con suối, khám phá dòng Hợp Hai với rất nhiều vũng nước tạo thành hàng loạt những hồ bơi nho nhỏ.

Giải nhiệt

Khác với những con suối đông đúc, ồn ào, suối Hợp Hai thu hút du khách bởi sự tĩnh mịch và dòng nước trong vắt, mát lành len lỏi dưới tán rừng già. Suốt dọc theo dòng nước, cứ mỗi 50m, du khách sẽ có điểm dừng chân là những bóng cây, phiến đá bằng phẳng, mát rượi. Để đảm bảo an toàn cho du khách, ban quản lý đã cho neo những sợi dây thừng, hạn chế rủi ro khi du khách bơi vào vùng thác nước chảy xiết.

Ngoài hệ thống hàng chục vũng bơi lớn nhỏ tự nhiên, Hợp Hai còn là địa điểm lý thú để ngắm nhìn các loài bướm, côn trùng và cây cối chỉ có ở các khu rừng nguyên sinh như cây ổ rồng, cẩm cù, lan rừng... Mùa này cũng là mùa của những tiếng ve râm ran và du khách có thể tự do thỏa thích ngắm, câu cá hay bắt cua suối.

Ngâm mình vào dòng nước mát lạnh, Ngọc Sỹ, thành viên khác trong đoàn, hào hứng: “Địa điểm này trong lành, mát mẻ và rất bình yên. Đặc biệt, điều thu hút mình nhất ở dòng Hợp Hai này là cây cối. Những tán cây cổ thụ xanh mát, rễ cây hòa cả vào dòng suối. Bóng cây che mát rười rượi, mình có thể vừa tắm suối, vừa câu cá để tận hưởng không gian hoang sơ ở đây, xóa tan đi cái nắng gió của mùa hè oi ả ngoài kia”.

Một điểm cộng đáng hoan nghênh ở địa điểm thăm thú này, đó là ban quản lý đã treo những chiếc túi lớn để đựng rác cũng như nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đến du khách tham quan.

Bài, ảnh: Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối cùng thiên nhiên

Thừa Thiên Huế lưu dấu với du khách không chỉ có những giá trị văn hóa đặc biệt mà còn hấp lực bởi cảnh quan thiên nhiên khi muốn trải nghiệm...

Kết nối cùng thiên nhiên
Du lịch cắm trại “bùng nổ”

Du lịch cắm trại đang thu hút nhiều người tham gia, chủ yếu là các bạn trẻ. Ngày hè, vào dịp cuối tuần hay vào các kỳ nghỉ ngắn ngày, nhiều nhóm bạn, gia đình, người thân tìm nơi tĩnh lặng để được hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống yên bình…

Du lịch cắm trại “bùng nổ”
Gần gũi thiên nhiên với biophilic design

Xu hướng thiết kế biophilic design chú trọng việc kết nối con người với các yếu tố từ thiên nhiên, tạo ra không gian chữa lành ngay tại nhà.

Gần gũi thiên nhiên với biophilic design
Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên

Tại Lễ trao Giải thưởng “L’ORÉAL - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học” năm 2023, PGS.TS. Nguyễn Thị Ái Nhung gây ấn tượng với hình ảnh “rất Huế” khi thuyết trình với quan khách về đề tài nghiên cứu liên quan đến tiềm năng và ứng dụng những cây dược liệu đặc hữu ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong hỗ trợ điều trị bệnh phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chị là một trong 3 nhà khoa học nữ được L’ORÉAL - UNESCO vinh danh năm 2023.

Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên
Phát triển Huế dựa vào thiên nhiên

Do vị trí địa lý, Huế thường xuyên chịu tác động của các đợt sóng nhiệt cực đoan, bão, và các đợt mưa lớn. Hậu quả của những hiện tượng thời tiết này là sự phá hủy cơ sở hạ tầng cũng như thương vong gây ra cho con người. Chính vì thế, dự án Green City Lab Huế (GCLH) được thành lập với mục tiêu tăng cường khả năng chống chịu của Cố đô trước sự thay đổi của thiên nhiên, thời tiết. Dự án bao gồm việc thúc đẩy bảo vệ và cải thiện hệ sinh thái đô thị hiện có cũng như quy hoạch và xây dựng những không gian xanh mới dựa vào thiên nhiên, hướng đến một tương lai bền vững, có khả năng chống chịu, toàn diện hơn và xanh hơn.

Phát triển Huế dựa vào thiên nhiên
Return to top