ClockThứ Sáu, 15/12/2017 12:41

Hiến kế phát triển du lịch Huế

TTH - Chỉ ra những hạn chế, thách thức khiến du lịch Thừa Thiên Huế tụt hậu so với những địa phương lân cận, diễn đàn đối thoại sử học “Đặc điểm du lịch Thừa Thiên Huế và giải pháp phát triển” hiến kế cho tỉnh các giải pháp chiến lược để có sự đầu tư đúng đắn cho du lịch phát triển.

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho lái xe du lịchDu lịch Huế: Vẫn lận đận20 doanh nghiệp khảo sát phát triển du lịch Phú Vang, Phú LộcHuế tham gia Hội chợ du lịch quốc tế TTM plus - Thái Lan 2017Huế chính thức có câu lạc bộ hướng dẫn viên du lịch

Sản phẩm du lịch của Thừa Thiên Huế cần hấp dẫn hơn để thu hút du khách

Thiếu sản phẩm hấp dẫn

“Đặc điểm du lịch Thừa Thiên Huế và giải pháp phát triển” là chủ đề diễn đàn đối thoại sử học do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 14/12 tại UBND tỉnh. Diễn đàn có sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, các đơn vị hoạt động du lịch để nhìn nhận tiềm năng, thực trạng và bàn giải pháp phát triển du lịch, nhằm tư vấn chính sách cho lãnh đạo tỉnh và các ngành liên quan trong việc định hướng, xây dựng, phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đúng tầm như Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy.

Khẳng định Huế có thế mạnh vượt trội về tiềm năng du lịch là điểm đến hấp dẫn với nhiều di sản thế giới khi nghiên cứu về tiềm năng du lịch Thừa Thiên Huế, PGS.TS. Bùi Thị Tám cùng nhóm tác giả ở Khoa Du lịch và Trường đại học Kinh tế - Đại học Huế trăn trở: “Thực tế phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong thập niên gần đây cho thấy, mặc dù về cơ bản đang duy trì mức tăng trưởng về cả lượt khách lẫn doanh thu du lịch nhưng quy mô, mức tăng trưởng và số ngày lưu trú bình quân thấp hơn so với các địa phương lân cận. Nguyên nhân chủ yếu là do các hạn chế trong quản lý và phát triển điểm đến, chưa khai thông tốt các tiềm năng hiện có để hình thành các sản phẩm đặc trưng có tính cạnh tranh cao, cũng như những hạn chế trong xây dựng và quảng bá hình ảnh điểm đến...".

Cho rằng du lịch đã khẳng định được vị thế là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhưng ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch cũng thừa nhận, du lịch Thừa Thiên Huế đang tồn tại nhiều hạn chế, như sản phẩm du lịch chất lượng chưa cao và chưa đa dạng, du lịch văn hóa - di sản là sản phẩm chủ đạo nhưng còn đơn điệu. Công tác quản lý, phối hợp và khai thác tài nguyên du lịch còn hạn chế, chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Công tác xúc tiến quảng bá chưa xứng tầm, chưa phát huy hiệu quả. Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu về đội ngũ quản lý, lao động có tay nghề cao. Trong phát triển chưa có sự tăng trưởng đột phá và muốn tạo sự đột phá cần có sự đầu tư của những nhà đầu tư có thương hiệu, tầm cỡ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung nhấn mạnh: “Du lịch Thừa Thiên Huế dù có phát triển nhưng chậm so với những địa phương xung quanh. Cái thiếu của du lịch Huế là chưa làm người khác hiểu mình, tiềm năng, thế mạnh rất nhiều nhưng công tác quảng bá chưa mạnh mẽ. Để đưa du lịch phát triển, cần tạo ra sự thay đổi đột phá, nhưng sự thay đổi ấy phải phù hợp với đặc trưng của vùng đất di sản. Đó là điều không hề dễ dàng”.

Xây dựng kế hoạch trọng tâm trong từng giai đoạn

Với quan điểm “Lợi thế về tài nguyên mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa thể đảm bảo cho thành công của điểm đến nếu thiếu các giải pháp quản lý và phát triển sản phẩm điểm đến phù hợp”, PGS.TS. Bùi Thị Tám khẳng định tính cấp thiết của việc phải hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển điểm đến du lịch trong chiến lược phát triển tổng thể của địa phương để đảm bảo các điều kiện cơ bản đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và phát triển bền vững. 

Ông Lê Hữu Minh cho rằng, du lịch Thừa Thiên Huế cần tập trung giải quyết bài toán về sản phẩm, trong đó tập trung nguồn lực cho văn hóa di sản. Đại Nội phải hoàn thiện, làm mới sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, tăng sự hấp dẫn qua các hoạt động trải nghiệm, tương tác với du khách. Chất lượng ca Huế trên sông Hương phải tốt hơn, không gian văn hóa của trung tâm thành phố được thay đổi khang trang hơn để giải quyết bài toán sản phẩm du lịch về đêm. Đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp...

TS. Trần Thị Mai, Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh, nguyên Hiệu trưởng Trường cao đẳng Nghề Du lịch Huế đề xuất xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch gắn với các giá trị văn hóa nổi tiếng của Huế, chú ý nhấn mạnh nét Huế khi đặt tên sản phẩm, thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá thương hiệu sản phẩm Huế đến các thị trường mục tiêu. Bên cạnh đó là việc xây dựng kế hoạch dài hạn về phát triển du lịch văn hóa của tỉnh, có phân kỳ với nhiệm vụ trọng tâm trong từng giai đoạn, trong mỗi giai đoạn cần có chương trình hành động cụ thể hàng năm. Mỗi năm, xác định các hoạt động ưu tiên và lựa chọn chủ đề tập trung hoạt động quảng bá. Sở Du lịch đã lập kế hoạch năm 2018 là năm du lịch lễ hội, năm 2019 chủ đề có thể là du lịch cộng đồng...

Nhiều ý kiến khác tại hội thảo đề nghị đầu tư thêm kinh phí cho công tác xúc tiến quảng bá và nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường để có sơ sở khoa học đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá. Trong đó cần tập trung khai thác thị trường khách chất lượng cao có suất chi tiêu cao. Nhân tố quan trọng nhất để biến những tiềm năng, lợi thế thành động lực phát triển là con người. Vấn đề nguồn lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất để thúc đẩy du lịch phát triển, bên cạnh sự quan tâm đầu tư.

Diễn đàn thảo luận 5 chuyên đề của 5 nhóm tác giả, gồm: Tiềm năng du lịch Thừa Thiên Huế; thực trạng du lịch Thừa Thiên Huế và giải pháp phát triển; về phát triển du lịch văn hóa ở Thừa Thiên Huế; văn hóa ẩm thực Huế với phát triển du lịch, quá khứ và vấn đề đặt ra hiện nay; phát triển cụm du lịch Cảnh Dương - Lăng Cô trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia, Bạch Mã thành điểm du lịch quốc gia.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Hy vọng cho đá cầu Huế

Khởi đầu thành công ở giải đấu đầu tiên, đá cầu Thừa Thiên Huế tiếp tục hy vọng sẽ có được những thành tích cao trong năm 2024 này. Đặc biệt hơn khi Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Đá cầu châu Á 2024.

Hy vọng cho đá cầu Huế

TIN MỚI

Return to top