ClockThứ Ba, 06/11/2018 08:47

Hãy giúp người dân thông “lộ”

Vườn nhà27 nhà vườn tranh tài hội thi thanh trà

Nhà vườn là một sản phẩm bổ sung quan trọng cho du lịch Huế. Trước khi phát triển du lịch nhà vườn ở những nơi xa, như làng cổ Phước Tích, có lẽ chúng ta hay chú trọng phát triển dòng du lịch nhà vườn ở những vùng gần trung tâm TP. Huế như Kim Long, Thủy Biều, Hương Hồ, Vỹ Dạ. Các vùng này có hệ thống nhà vườn rất đẹp gồm ba sản phẩm chủ yếu tạo nên, đó là hệ thống nhà rường và vườn. Trong vườn gồm có vườn cây ăn trái, vườn cảnh quan. Nhưng điều quan trọng tạo nên hồn cốt cho nhà vườn chính là đời sống của người dân Huế trong đó. Hình ảnh những người Huế chăm vườn, cắt lá tỉa cành, sinh hoạt dưới vườn cây… là những hình ảnh đẹp. Nếu khách du lịch ở những nơi mà đời sống đô thị chưa phát triển nhiều họ thường tìm đến những danh lam thắng cảnh, những khu vui chơi hiện đại, những trung tâm mua sắm… thì những du khách đã “no xôi chán chè” với đời sống đô thị lúc nào cũng ồn ào náo nhiệt… sẽ tìm đến những nơi yên tĩnh, những nơi tạm gọi là “quê quê” một chút để hiểu về phong tục tập quán, bản sắc, đời sống của người dân bản địa… Chúng ta có thể thấy điều này qua du khách tây. Họ đạp xe đạp, họ thuê xe honda, họ lặn lội khắp hang cùng ngõ hẻm các vùng quê của Huế. Đã có không ít tour du lịch thăm các khu vực nhà vườn Phú Mộng, Thủy Biều, Vỹ Dạ…

UBND tỉnh từ lâu đã có những quyết định bảo vệ nhà vườn và gần đây là những quyết định về hỗ trợ để khôi phục, gìn giữ các nhà vườn đặc trưng. Có nghĩa là, lãnh đạo tỉnh đã nhìn thấy những giá trị của hệ thống nhà vườn Huế và đã có những chính sách để bảo vệ, phát triển.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, những giá trị của nhà vườn Huế chưa được phát huy và khai thác tốt, nhất là phát triển du lịch. Nhà vườn Huế đang “mắc kẹt” trong thế “tiến thoái lưỡng nan” do đời sống của cư dân nhà vườn Huế về đại thể vẫn còn ở mức thấp. Trong khi đó, đô thị hóa, dân số tăng, đất ngày càng có giá đã gây một áp lực không nhỏ cho việc giữ gìn nhà vườn Huế. Chúng ta cứ hình dung một cách cụ thể thế này: ví dụ một gia đình có vài người con, trước đây hai ba thế hệ cùng sống chung một mái nhà. Giờ chúng nó lớn khôn, đến lúc lập gia thất, sinh con đẻ cái, buộc phải “ra riêng”, trong khi đó điều kiện kinh tế không phải ai cũng thuận lợi như nhau, thế là bố mẹ tạo điều kiện cho con bằng cách chia cho mỗi đứa một miếng đất. Nhà bê tông lập tức mọc lên, tức là vườn bị thu hẹp. Tôi đã từng biết một ngôi nhà vườn ở Kim Long với vườn cây rất rộng, tọa lạc trong đó là một ngôi nhà rường đẹp, được xây dựng lâu đời. Thế nhưng lần trở lại gần đây nhất, đã thấy một hai ngôi nhà bê tông mọc lên. Nói áp lực lên nhà vườn là như vậy.

Để giữ được nhà vườn, cần có những quyết định của chính quyền, sự hỗ trợ về vật chất rất cụ thể của chính quyền là đúng rồi. Nhưng bền vững nhất là phải phát triển kinh tế từ nhà vườn. Ngành kinh tế phù hợp và sinh lợi nhất không có gì bằng ngành du lịch.

Một khi giá trị nhà vườn như là một nguồn vốn đầu tư sinh lợi thì tự khắc người dân có ý thức bảo vệ. Hiểu một cách nôm na là: có nhà vườn thì có du khách tới; có du khách tới thì người dân thu được tiền; có tiền thì đời sống chủ nhân của những ngôi nhà vườn khá giả hơn; một khi khá giả hơn thì người ta có điều kiện để bảo vệ chúng. Lúc đó, không ai dại gì vứt bỏ “cần câu cơm” của mình.

Nhưng chính quyền hỗ trợ bằng cách nào?

Theo tôi, đây là một cách. Chính quyền đầu tư cho hạ tầng, cụ thể ở đây là đường. Đường dẫn đến các vùng nhà vườn phải là đường đủ sức lưu thông thuận tiện, đẹp. Ví dụ như đường lưu thông đến khu vực nhà vườn Thủy Biều có thể nói là không thuận tiện. Đường đã hẹp, cầu đã yếu, mặt đường lại rất xấu, không thấy đầu tư nâng cấp. Thực tế này đã làm cản trở phát triển du lịch nhà vườn. Với hệ thống giao thông như thế này đã làm nản lòng du khách. Và đặc biệt là các nhà đầu tư. Ít có ai muốn bỏ vốn vào một nơi mà giao thông không thuận tiện. Đầu tư vào một nơi như thế cũng đồng nghĩa với việc hứng nhận rủi ro cao.

Tôi đã đọc một bài viết của một doanh nhân thành đạt trong ngành bất động sản. Bài viết có tựa đề là “Lộ thông – Tài thông”. Lộ là đường, tài là tiền. Lộ không thông thì khó có tài. Ngẫm việc này với vùng đất Thủy Biều và nhiều vùng đất khác… thấy đề dẫn vấn đề nó đúng. Hãy giúp người dân có “tài” bằng cách thông “lộ”.

Lê Nguyễn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xuân trong vườn Huế

Người ta hay nói Huế như một khu vườn xanh lá trữ tình. Khi mùa xuân đến, cả không gian vườn Huế thơm dịu dàng hương hoa thoảng bay. Bấy giờ, hoa không chỉ là hoa, hoa còn là ánh bình minh xán lạn đầu ngày, hoa ẩn trong cánh én tin xuân, hoa cưỡi trên cánh bướm khoe hương, khoe sắc, hoa cất lời hòa tiếng chim trong trẻo trên cành… Những cung bậc hoa xuân ấy, nếu tinh tế lắng nghe, sẽ nhận ra có những vang động khác nhau từ các kiểu thức vườn…

Xuân trong vườn Huế
"Trạm cá chép siêu tốc" tiễn ông Táo

Từ một vài phường xã triển khai, đến nay, mô hình Trạm tiễn ông táo tập trung được nhiều đơn vị nhân rộng ở TP. Huế. Ngoài bảo vệ môi trường, cách làm sáng tạo này còn góp phần nâng cao ý nghĩa của ngày 23 tháng Chạp.

Trạm cá chép siêu tốc tiễn ông Táo
Bánh ướt dẻo trắng mượt mà...

Chiều chiều, chay xe lên Kim Long ngắm dòng Hương xinh đẹp, tạt vào quán thưởng thức một dĩa bánh ướt thịt nướng thì còn gì tuyệt bằng.

Bánh ướt dẻo trắng mượt mà
Mở cửa những không gian “kín cổng cao tường”

Thời gian gần đây, ở Huế xuất hiện nhiều quán cà phê nhà vườn, đặc biệt là cà phê ở những phủ đệ xưa. Đó là những không gian mà cách đây trăm năm là nơi lui tới của những ông hoàng, bà chúa, quan viên để thăm hỏi nhau dịp lễ, tết hay bà con thân thích tụ họp trong các dịp cúng giỗ dòng họ. Vào đây rồi, bạn sẽ có ngạc nhiên thú vị, rằng cuộc sống của chủ nhân ở sau những cánh cổng kiểu thức cung đình ấy thường giản dị, không giàu có như cái vẻ “cung đình” ở bên ngoài.

Mở cửa những không gian “kín cổng cao tường”
Return to top