ClockThứ Bảy, 08/02/2020 11:17

Hạn chế ảnh hưởng đối với ngành du lịch

TTH - Các doanh nghiệp (DN) du lịch thông tin, lượng khách đến Huế những ngày qua đang giảm.

Chủ động có giải pháp khôi phục du lịch sau dịch bệnhTác động của nCoV đến hoạt động du lịchTheo dõi liên tục sức khỏe của khách du lịch khi đến Huế

Du khách được phát khẩu trang miễn phí tại khách sạn (Hiện nguồn cung về khẩu trang cho các khách sạn đang rất khan hiếm)

Xu hướng giảm khách chung

Bà Dương Thị Công Lý, Giám đốc Công ty CP Du lịch Hà Nội - Chi nhánh Huế cho biết, tính đến ngày 7/2, lượng khách hủy tour trong tháng 2/2020 tại công ty là 15%, riêng trong tháng 3/2020 đã bị hủy hơn 50% số lượng tour đến Huế. Qua nắm bắt tình hình, lý do chính là dịch viêm phổi cấp khiến khách dè chừng khi đi du lịch.

Tại Công ty CP du lịch Đại Bàng - một trong những công ty có lượng khách đặt tour lớn, ghi nhận lượng khách đặt tour đi du lịch giảm kỷ lục. Anh Nguyễn Đình Thuận, Giám đốc công ty cho hay, khách từ Huế đi du lịch những ngày qua đang “đóng băng”. Hầu hết khách đặt tour trước đó đã hủy, không chỉ tour quốc tế mà tour nội địa cũng bị hủy.

Ghi nhận tại Vietravel - Chi nhánh Huế, Saigontourist - Chi nhánh Huế, lượng khách đặt tour cũng giảm mạnh, nhiều khách đã hủy tour. Các dịch vụ bổ trợ như ca Huế trên sông Hương, du thuyền trên sông, các nhà hàng… cũng chịu tác động từ dịch bệnh. Thông tin từ Hiệp hội Du lịch, các hoạt động hội nghị, hội họp dịp đầu năm mới bị hủy hoàn toàn. Việc khó khăn của DN là điều khó tránh khỏi trong tình hình như hiện nay.

Về lưu trú, ông Nguyễn Hữu Bình, Chủ tịch Hội Lưu trú tỉnh cho biết, qua số liệu từ các cơ sở lưu trú cung cấp cho thấy, lượng khách lưu trú giảm khoảng 20 – 25%. Theo ông Bình, riêng với lưu trú, mức giảm như thế vẫn đang trong tình hình kiểm soát, công suất sử dụng phòng hiện tại vẫn ở mức khá vì trước đó công suất sử dụng phòng ở mức cao, nhất là các khách sạn 3 - 5 sao.

Giải pháp tạm thời

Ông Đinh Mạnh Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh cho biết, đến ngày 7/2, tình hình hoạt động du lịch trên địa bàn toàn tỉnh vẫn diễn ra bình thường, sức khỏe của du khách khi đến Huế được theo dõi và chưa ghi nhận trường hợp bất thường nào. Các khách sạn đã trang bị thêm máy đo thân nhiệt để kiểm tra du khách và nhân viên trước khi vào khách sạn; tiến hành khử trùng, sát khuẩn tại các cơ sở lưu trú.

Ông Thắng thông tin, cấp bách nhất hiện nay là đang thiếu hụt nghiêm trọng về khẩu trang y tế để phát cho du khách. Hiệp hội Du lịch đã có văn bản gửi UBND tỉnh để có thể được hỗ trợ, tìm được nguồn cung ứng kịp thời.

Theo ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch , khó khăn là tình hình chung của du lịch cả nước, chứ không riêng Huế. Vì vậy, các DN cần bình tĩnh, có sự đoàn kết để giúp nhau vượt qua giai đoạn bất khả kháng này.

Lãnh đạo Sở Du lịch cho biết, công tác tuyên truyền, thông tin về tình hình hoạt động du lịch Huế đang được đẩy mạnh, nhất là việc thông tin về môi trường du lịch ở Huế đang rất ổn định. Các công tác phòng dịch bệnh được triển khai đồng bộ, rốt ráo. Huế đang được đánh giá là điểm đến an toàn cho du khách hiện tại.

Anh Nguyễn Đình Thuận, Giám đốc Công ty CP du lịch Đại Bàng cho biết, khó khăn lớn nhất của các DN hiện nay là khi khách hàng hủy tour mà vẫn chịu chi phí về vé máy bay. Do đó, các cơ quan chức năng, Hiệp hội Du lịch cũng cần sớm có phương án, có các đề xuất với các cấp cao hơn để giúp DN phần nào vượt qua khó khăn trước mắt.

ĐỨC QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Du lịch không thể phát triển một mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Du lịch không thể phát triển một mình”. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và để phát triển được du lịch phải có sự đồng hành của nhiều ngành, nhiều người.

Du lịch không thể phát triển một mình

TIN MỚI

Return to top