ClockThứ Tư, 02/06/2021 14:54

Hà Nội - Huế - Sài Gòn: Dòng sinh mệnh dân tộc – nhìn từ các đô thị văn hiến

TTH - “Hà Nội – Huế - Sài Gòn: Dòng sinh mệnh dân tộc – nhìn từ các đô thị văn hiến” là cuốn sách vừa được Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh biên soạn, Nhà Xuất bản Hà Nội ấn hành và ra mắt vào tháng 5/2021.

Mối quan hệ Hà Nội - Huế - Sài Gòn ngày càng bền chặtHà Nội - Huế - Sài Gòn: Mãi mãi mối tình thắm thiết keo sơnHợp tác toàn diện để phát triển

Bìa sách: “Hà Nội – Huế - Sài Gòn: Dòng sinh mệnh dân tộc – nhìn từ các đô thị văn hiến”

Tập hợp 31 bài viết được tuyển chọn từ hội thảo khoa học: “Hà Nội – Huế - Sài Gòn: Dòng sinh mệnh dân tộc – nhìn từ các đô thị văn hiến” do Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật và Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức nhân kỷ niệm 60 năm kết nghĩa của 3 TP. Hà Nội - Huế - Sài Gòn. Nội dung sách được chia thành 3 phần: Hà Nội - Huế - Sài Gòn với sứ mệnh dân tộc trong quá trình lịch sử; Mối quan hệ Hà Nội - Huế - Sài Gòn trong quá trình lịch sử; Những giá trị đặc trưng của ba đô thị văn hiến Hà Nội - Huế - Sài Gòn.

Cuốn sách làm rõ một cách khách quan lịch sử vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế, vùng đất mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử, tinh thần đặc trưng của Việt Nam và mối quan hệ lịch sử của Hà Nội - Huế - Sài Gòn, như nhận xét của đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi tham gia hội thảo (được in trang trọng đầu cuốn sách): "Trong dòng chảy lịch sử của 1.010 năm Thăng Long – Hà Nội, hơn 710 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế và hơn 320 năm Sài Gòn – Gia Định, các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa phát triển đô thị của 3 địa phương mang tính quốc gia và quốc tế; mỗi một di sản, một sự kiện lịch sử của mỗi địa phương đều mang ý nghĩa giao thoa, tương hỗ, kế thừa của hành trình mở cõi và giữ nước của dân tộc ta".

Với bề dày lịch sử của 3 trung tâm chính trị, văn hóa từng giữ vị trí hàng đầu của đất nước gắn bó trong một chỉnh thể thống nhất, là “cây một cội là con một nhà” có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và thực thực tiễn, không những là xu thế khách quan của lịch sử mà còn là tình cảm chính đáng của Nhân dân 3 miền, là sức sống mãnh liệt của dân tộc, trở thành động lực phát triển đất nước.

Các bài viết góp phần khẳng định mối liên hệ của Hà Nội - Huế - Sài Gòn với sứ mệnh dân tộc trong quá trình lịch sử. Nếu không có Phú Xuân - Huế sẽ không có Đồng Nai - Gia Định - Sài Gòn thế kỷ XVII - XVIII, nhưng nếu không có trục kết nối và ly tâm của Thăng Long từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII sẽ không có Phú Xuân - Huế thế kỷ XVII - XVIII. Như vậy, mối quan hệ giữa ba trung tâm Hà Nội - Huế - Sài Gòn hình thành từ thời Trần đầu thế kỷ XIV, xác lập vào thời chúa Nguyễn thế kỷ XVII - XVIII, phát triển từ thế kỷ XIX, khi Huế là kinh đô của cả nước và trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng quê hương, đất nước trong hơn thế kỷ qua. Đó là dòng chảy xuyên suốt của lịch sử Hà Nội - Huế - Sài Gòn liên quan đến sinh mệnh dân tộc.

GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc nhận xét về sứ mệnh lịch sử của ba đô thị văn hiến: “Trong tiến trình lịch sử Việt Nam tính từ vương triều Lý cho đến vương triều Nguyễn, bên cạnh Thăng Long - Hà Nội, Huế và Sài Gòn đều là những trụ cột quyết định thành công trong mỗi chặng đường, mỗi giai đoạn mở cõi, định cõi, thống nhất đất nước, thống nhất quốc gia dân tộc”.

Nghiên cứu về sứ mệnh Phú Xuân - Huế trong lịch sử, PGS.TS. Đỗ Bang trong bài "Văn hóa Phú Xuân trong dòng chảy văn hóa dân tộc", nhận xét: “Văn hóa Phú Xuân là nguồn lực tạo nên sức sống mới của Đại Việt trong thế kỷ XVII - XVIII và là nền tảng vững chắc để có văn hóa Huế trong thế kỷ XIX về phương diện kiến trúc cung đình, quy hoạch kinh thành, đô thị; về ẩm thực, âm nhạc, sân khấu, trước tác, giáo dục - đào tạo, y học, sử học, luật pháp… Trở thành di sản văn hóa đặc trưng của dân tộc có giá trị toàn cầu”.

Cuốn sách khẳng định mối quan hệ Hà Nội - Huế - Sài Gòn trong lịch sử vừa là mối quan hệ sinh thành, hỗ trợ, tương tác mang tính đạo lý và lợi ích sống còn; vừa là quan hệ đẳng cấp quyền lực. Mối quan hệ đẳng cấp quyền lực tuy có xung đột, mâu thuẫn trong cấp lãnh đạo, chỉ huy, nhưng chỉ nhất thời khi đất nước chia cắt thế kỷ XVII - XVIII giữa Thăng Long - Phú Xuân và 1954-1975 giữa Sài Gòn - Hà Nội. Bản chất vấn đề là nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, vì do cùng một cội nguồn lịch sử và cùng một sứ mệnh lịch sử, trong đó có sứ mệnh đấu tranh thống nhất đất nước.

Trong bài viết "Gia đình “toàn gia” yêu nước Nguyễn Tri Phương: chiến đấu và hy sinh để bảo vệ, gắn kết ba trung tâm Huế - Sài Gòn - Hà Nội", PGS.TS. Nguyễn Tất Thắng và Nguyễn Anh Tuấn, có đánh giá: “Một nhà ba người cùng nguyện đi đánh Pháp cứu nước và cùng hy sinh dũng cảm. Anh em, cha con Nguyễn Tri Phương thực là những người tận trung với nước và còn dũng khí tuyệt vời. Anh em, cha con đó đáng được lưu truyền muôn thuở”.

Bài, ảnh: NGUYỄN ANH TUẤN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

Triển lãm Mỹ thuật trẻ 2024 vừa diễn ra tại Trường đại học Nghệ thuật thu hút được rất nhiều sự chú ý của các họa sĩ trẻ và người yêu nghệ thuật với nhiều tác phẩm mới lạ. Giữa những tác phẩm đầy màu sắc, “Không Không Kó Không” của Hoàng Thanh Khiêm là một tác phẩm sắp đặt khá nổi bật, và càng đáng chú ý hơn nữa khi tác giả là một chàng trai trẻ sinh năm 2009.

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Hy vọng cho đá cầu Huế

Khởi đầu thành công ở giải đấu đầu tiên, đá cầu Thừa Thiên Huế tiếp tục hy vọng sẽ có được những thành tích cao trong năm 2024 này. Đặc biệt hơn khi Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Đá cầu châu Á 2024.

Hy vọng cho đá cầu Huế
Ra “sông lớn” với thầy nội

Không phải ngẫu nhiên mà ông Hoàng Anh Tuấn được chọn mặt để “gửi khó”, dẫn dắt tuyển U23 Việt Nam dự Vòng chung kết U23 châu Á 2024 sau khi HLV Troussier bị cắt hợp đồng. Ông thầy người Khánh Hòa từng đưa đội U20 Việt Nam lần đầu tiên vào đến Vòng chung kết World Cup U20 năm 2017. Năm 2023, ông Tuấn cũng giúp đội U23 Việt Nam vô địch Đông Nam Á.

Ra “sông lớn” với thầy nội
Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

TIN MỚI

Return to top