ClockThứ Sáu, 19/05/2017 13:46

Góp thêm tư liệu về bài “Hành trạng cụ Trần Đình Bá qua thư tịch và tư liệu gia đình”

TTH - Nhân đọc bài “Hành trạng cụ Trần Đình Bá qua thư tịch và tư liệu gia đình” của tác giả Nhật Cao đăng trên báo Thừa Thiên Huế, số 6970, ngày 8/5/2017, tôi xin góp phần bàn cùng tác giả về bài báo này, nhằm làm sáng tỏ hơn về hành trạng cụ Trần Đình Bá.

Hành trạng cụ Trần Đình Bá qua thư tịch và tư liệu gia đình

Tờ 15a sách Quốc triều hương khoa lục có ghi tên cụ Trần Đình Bá (tức Bách)

Tác giả Nhật Cao viết: Sách hồi ký Đặng Thai Mai – Nhà xuất bản Tác phẩm mới – 1985 trang 263 cho biết: “Trong lúc làm Tổng đốc An - Tĩnh, cụ Trần Đình Bá  đã bí mật ám trợ cho người hoạt động yêu nước. Ngay khi biết được tin bọn mật thám Pháp đang theo dõi bủa lưới bắt nhóm thanh niên yêu nước tại Trường Quốc Học Vinh, cụ Trần đình Bá đã nhắn người thân tín báo ngay cho họ biết”. Đoạn dẫn này đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu là trích nguyên bản từ nguồn dẫn  là cuốn sách trên. Thế nhưng tra lại sách hồi ký Đặng Thai Mai, Nxb. Tác phẩm mới, 1985 thì ở trang 263, chúng tôi không thấy đoạn nào như vậy cả. Hay tác giả Nhật Cao có sự nhầm lẫn trong dẫn sách (?) Rất mong tác giả cho biết chính xác xuất xứ - trích từ nguồn sách báo nào.

Về hành trạng cụ Trần Đình Bá, bài báo đã viết như sau: “Trần Đình Bá (tức Bách)… sinh năm Đinh Mão (1867), đỗ cử nhân khoa Đinh Dậu (1897). 32 tuổi đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất niên hiệu Thành Thái thứ 10 (1898)”.

Đoạn này có mấy điểm cần được trao đổi thêm cho rõ: Sách Quốc triều hương khoa lục (bản chữ Hán) của Cao Xuân Dục, in năm 1893, quyển 5-6, tờ 15a khắc ghi: “Trần Đình Bá. Học sinh, Tú tài. Thừa Thiên, Phong Điền, Hiền Lương. Tam thập nhất Mậu Tuất Phó bảng. Hiện Nghệ An Tổng đốc” (Trần Đình Bá. Học sinh, Tú tài. Người làng Hiền Lương, huyện Phong Điền, phủ Thừa Thiên. Năm 31 tuổi thi đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất (1898). Hiện làm Tổng đốc Nghệ An).

Nhân đây, chúng tôi cũng xin bổ sung một số tư liệu về hành trạng cụ Trần Đình Bá.

“Đầu thế kỷ XX, Phó bảng Trần Đình Bá người Hiền Lương được bổ giữ chức Bố chánh Hà Tĩnh, Tổng đốc Nghệ An cất công về tận làng rèn nổi tiếng Trung Lương (Đức Thọ, Hà Tĩnh) để tìm hiểu nguồn gốc làng mình, nhưng không tìm được mối liên hệ nào. Võ Xuân Trang trong một bài giới thiệu về quá trình thành lập làng ở Bình Trị Thiên, căn cứ vào sự gần gũi về tên gọi, về nghề nghiệp, đã cố gắng tìm hiểu dữ liệu và đi đến khẳng định: “Làng Trung Lương, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh và làng Hiền Lương ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế có quan hệ nguồn gốc với nhau” (1).

Hiền Lương chí lược ghi về tiểu sử cụ Phó bảng Trần Đình Bá khá chi tiết. Cụ đỗ đạt khoa dưới triều Thành Thái, tham gia quan trường, làm đến Tuần vũ Quảng Ngãi, Tổng đốc Nghệ An… Hình bộ thượng thư sung Cơ mật Viện đại thần… Nhưng rất có ân tình với xóm làng. Cụ Bá đã dành số tiền lớn biếu các xóm để mua ruộng làm “tư mãi” cho xóm gây quỹ sinh hoạt hương thôn. Cho đến những năm 70, các xóm ở Hiền Lương vẫn giữ được số ruộng tư mãi do cụ tặng khi đương làm Tổng đốc Nghệ An (2). Cụ Trần Đình Bá đã đóng góp nhiều tiền bạc để trùng tu chùa làng, đúc chuông lớn, mua ruộng cho xóm, gánh đỡ thuế cho dân làng những năm mùa màng thất bát (3).

Được biết, dân làng Hiền Lương ngày nay vẫn truyền tụng về công lao của cụ Trần Đình Bá.

Hồ Vĩnh

Chú thích

(1) TS. Bùi Thị Tân, về hai làng nghề truyền thống Phú Bài và Hiền Lương, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1999, tr.141

(2) TS. Bùi Thị Tân, sách đã dẫn, tr.170-171

(3) TS. Bùi Thị Tân, sách đã dẫn, tr.185

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Du lịch cắm trại “bùng nổ”

Du lịch cắm trại đang thu hút nhiều người tham gia, chủ yếu là các bạn trẻ. Ngày hè, vào dịp cuối tuần hay vào các kỳ nghỉ ngắn ngày, nhiều nhóm bạn, gia đình, người thân tìm nơi tĩnh lặng để được hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống yên bình…

Du lịch cắm trại “bùng nổ”
Return to top