ClockThứ Hai, 06/01/2020 09:18

“Giữ hồn” áo dài cổ điển

TTH - Với sự tinh tế, kín đáo vốn có, áo dài Huế từ lâu luôn là lựa chọn của phụ nữ Huế và du khách. Thế nên, ở Huế không thiếu tiệm đo may áo dài. Song, gần đây, với nhu cầu ngày càng năng động, phụ nữ Huế dường như có xu hướng chọn cho mình những kiểu áo dài cách tân trẻ trung hơn nên những tiệm may đo cũng dần thay đổi để bắt kịp xu thế.

Tuy vậy, vẫn có những tiệm may giữ nếp xưa cũ bằng việc đo may áo dài theo lối cổ điển, là áo dài suông, không chít eo, như tiệm may Việt Hưng ở đường Nguyễn Sinh Cung (TP. Huế) của cụ Phò, năm nay đã trên 80 tuổi.

Theo kinh nghiệm trên 30 năm may áo dài cổ điển, cụ Phò cho hay, các công đoạn đo may áo dài xưa khó hơn so với may theo lối hiện đại là đa phần đều làm thủ công, đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ và tay nghề cao như: Cắt, ráp, chần, lược, luông, trong đó công đoạn khó nhất là ráp thân, sau đó khâu, làm khuy và nút… Vì thế nên giá nhân công may một chiếc áo dài cổ điển có khi gấp đôi so với áo dài cách tân.

Song không vì thế mà lượng khách may áo dài cổ điển ít đi mà ngược lại, ngày càng có nhiều khách hàng trẻ lựa chọn loại trang phục nền nã, duyên dáng này.

Thừa Thiên Huế Cuối tuần trân trọng kính giới thiệu một số công đoạn đo may áo dài cổ điển qua chùm ảnh của Khánh Đăng!

Cẩn thận từng đường may  mũi chỉ

Cẩn thận từng đường may mũi chỉ

Nút áo làm bằng tay

Nút áo làm bằng tay 

Những chiếc áo dài xưa khi hoàn thiện

Những chiếc áo dài xưa khi hoàn thiện

Đo chi tiết từng bộ phận

Đo chi tiết từng bộ phận

Ráp áo là công đoạn  quan trọng nhất

Ráp áo là công đoạn quan trọng nhất

Lựa chỉ màu phù hợp

Lựa chỉ màu phù hợp

Lược tà bằng tay 

Áo dài xưa nối tay và có đường nối giữa thân áo

Áo dài xưa nối tay và có đường nối giữa thân áo

Ngày càng có nhiều thiếu nữ chọn áo dài cổ điển

Ngày càng có nhiều thiếu nữ chọn áo dài cổ điển

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Ra mắt bộ sưu tập áo dài lấy cảm hứng từ âm nhạc Trịnh Công Sơn

Tiếp nối thành công của các bộ sưu tập “Xưa và nay”, “Nhật Nguyệt”, “Em đến từ nghìn xưa”, “Vũ khúc gấm lụa”, “Bóng – Hình”…, tối 14/12, nhà thiết kế Trịnh Hoàng Diệu sẽ ra mắt bộ sưu tập áo dài mới mang tên “Màu thời gian” trong chương trình nghệ thuật, trình diễn thời trang “Diệu – Màu thời gian” tại TP. Hồ Chí Minh.

Ra mắt bộ sưu tập áo dài lấy cảm hứng từ âm nhạc Trịnh Công Sơn
Return to top