ClockThứ Hai, 02/10/2017 08:33

Giá trị cho phố đi bộ

TTH - Sau quá trình chuẩn bị, phố đi bộ Phạm Ngũ Lão – Chu Văn An – Võ Thị Sáu đã được UBND TP. Huế chính thức đưa vào hoạt động. Đêm khai trương đã tạo được dấu ấn, được du khách trong và ngoài nước đánh giá cao; thu hút đông đảo người dân tham gia.

Đây là khu phố đi bộ thứ 2 của thành phố, sau phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu dọc bờ sông Hương được đưa vào hoạt động cách đây hơn 2 năm. Công trình mới này được đầu tư hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ, thẩm mỹ, với tổng kinh phí ước tính hơn 50 tỷ đồng.

Phố đi bộ là một xu hướng, được nhiều thành phố trên thế giới xây dựng. Ở trong nước, các thành phố như Hà Nội, Hội An, TP. Hồ Chí Minh… cũng đã hình thành nhiều khu, tuyến phố đi bộ, tạo ra không gian văn hóa đặc biệt phục vụ người dân và du khách quốc tế, trở thành sản phẩm du lịch giá trị.

Huế với đô thị xanh quốc gia, nơi hội tụ nhiều di sản văn hóa đặc sắc thì việc triển khai thêm các tuyến phố đi bộ sẽ là những điểm nhấn, để níu chân du khách. Điều quan trọng là việc quản lý, khai thác làm sao để phố đi bộ thực sự phát huy giá trị. Giá trị đó có thể không đong đếm bằng từng con số cụ thể mà sẽ tồn tại trong lĩnh vực môi trường sống, môi trường kinh doanh, sự hài lòng của người dân và du khách… Ngay trong đêm khai trương phố đi bộ, bên cạnh những thành công như đã nói thì một vấn đề đã gây bất bình cho không ít người là tình trạng tự ý tăng giá giữ xe lên gấp 2, gấp 2,5 lần tại các điểm giữ xe (thực trạng này thường diễn ra tại hầu hết các sự kiện như Festival, hội chợ ẩm thực… giá có khi tăng lên gấp 5 lần).

Để tạo thuận lợi cho khách vào phố đi bộ, về lâu dài cần có một quy định hợp lý về giá gửi xe để thu hút khách tham gia... Bên cạnh đó, vấn đề đảm bảo an ninh trật tự; tuyên truyền các hộ doanh nghiệp, người dân cùng chia sẻ, chấp hành các quy chế đã đề ra để xây dựng tuyến phố văn minh kiểu mẫu… là hết sức cần thiết. Chẳng hạn như tuyến đi bộ Nguyễn Đình Chiểu mặc dù đã quy định nghiêm cấm phương tiện hoạt động, nhưng đến nay nhiều người vẫn ngang nhiên điều khiển xe máy vào phố đi bộ; nên cần thiết phải có biện pháp chế tài đủ mạnh để ngăn chặn chung. Đặc biệt, phải kịp thời phát hiện, chấn chỉnh tình trạng trà trộn vào đoàn du khách để chèo kéo, ép khách đổi tiền, mua tranh ảnh… như đã từng xảy ra.

Theo kế hoạch, đến năm 2018, tuyến phố đi bộ này sẽ kết nối với các công viên bờ nam sông Hương qua đường Lê Lợi, tiếp nối với đường Nguyễn Đình Chiểu và sử dụng cầu Trường Tiền cho việc đi bộ để phát huy, khai thác với các công viên bờ bắc sông Hương, chợ Đông Ba… Nếu quản lý, khai thác hiệu quả thì phố đi bộ trong lòng đô thị Huế không chỉ dừng lại ở đó, mà có thể triển khai thêm ở nhiều tuyến phố tiềm năng khác như phố cổ Chi Lăng, Bạch Đằng… mở ra một không gian văn hóa đặc trưng, đáp ứng nhu cầu cho du khách, người dân.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giật mình với patin phố đi bộ

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu (TP. Huế) rộng, thoáng lại gần nhà nên cứ cuối tuần là tôi cùng hàng xóm lại cho tụi nhỏ đến chơi. Không những được đi dạo bộ, ngắm sông Hương, cầu Trường Tiền mà lại được nghe các bạn trẻ ca hát, đánh đàn cũng khá thú vị. Nhưng nhiều lần đang dắt tay con đi dạo, tôi phải giật bắn người, kéo con trai vào lòng vì những pha nhào lộn, lấy đà của mấy cậu bé choai choai đang trượt ván, trượt patin trong khu vực phố đi bộ.

Giật mình với patin phố đi bộ
Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn
Lễ hội góp phần tôn vinh bản sắc giá trị văn hóa Huế

Bên cạnh đẩy mạnh xây dựng nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống hồ sơ khoa học về các lễ hội, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục các giá trị của lễ hội, lựa chọn để quảng bá những nét đẹp, hạn chế những lễ hội có những hình ảnh phản cảm.

Lễ hội góp phần tôn vinh bản sắc giá trị văn hóa Huế
Return to top