ClockThứ Năm, 12/05/2022 13:45

Gặp cậu học trò đoạt giải nhất quốc gia môn tin học

TTH - Nguyễn Hoàng Thế Kiệt, học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học là một trong 6 gương mặt đoạt giải nhất cấp quốc gia môn tin học 2021-2022. Ấn tượng hơn khi em biết sắp xếp thời gian năng động, tích cực tham gia các hoạt động của đoàn trường.

61 học sinh đoạt giải học sinh giỏi Quốc giaGiải nhất tin học quốc gia & bí quyết của Hoài Lâm

Nguyễn Hoàng Thế Kiệt đoạt giải nhất môn tin Quốc gia, năm học 2021-2022

Tôi biết đến Nguyễn Hoàng Thế Kiệt khi em còn là học trò của Trường THCS Nguyễn Tri Phương. Thời điểm ấy, em đã nổi đình, nổi đám khi đoạt giải nhất toàn quốc hội thi Tin học trẻ cấp Quốc gia năm học 2018-2019. Cũng trong năm đó, Thế Kiệt được Hội đồng đội Trung ương trao tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo”. Em cũng là cá nhân nhỏ tuổi nhất được Thành ủy Huế tuyên dương nhân dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ.

Còn bây giờ Thế Kiệt đang là học sinh lớp 11 Trường THPT chuyên Quốc Học. Với tình yêu tin học, em đã có nhiều thành tích đáng nể: Giải nhất học sinh giỏi Quốc gia môn Tin học (năm học 2021 - 2022), huy chương vàng kỳ thi Duyên hải Bắc bộ môn Tin học (năm 2021), giải nhất kỳ thi Olympic tin học của Đại học Quốc gia 2022 (VNUOI), giải nhất kỳ thi Huế - ICT Challenge - Cuộc thi lập trình dành cho học sinh THPT bảng Pro miền Trung năm 2022...

Ngay từ nhỏ, Thế Kiệt đã ấp ủ đam mê và kiên trì theo đuổi sở thích, để rồi phát triển bản thân cùng với bộ môn lập trình. Kiệt chia sẻ, ngay từ những năm học THCS, em đã bị “cuốn hút” bởi môn tin học vì những tính chất đặc thù mà tin học đòi hỏi cũng như mang lại. Bộ môn này không chỉ đòi hỏi sự thông minh, nhạy bén trong việc xử lý vấn đề, mà còn cần tới sự tỉ mỉ, cẩn thận, tính tổ chức tốt để có thể “chinh phục” các dữ liệu, con số hay các chương trình. Kiệt đầu tư học ngoại ngữ để tìm tòi được nhiều kiến thức công nghệ thông tin hơn.

Bí quyết để cậu học sinh thỏa sức đam mê với môn tin học mà cũng không ảnh hưởng đến các môn học khác là tranh thủ lắng nghe bài giảng của thầy cô giáo, nắm kiến thức ngay trong các tiết học. “Em nghĩ, việc học tập đến với em một cách tự nhiên, em thích, đam mê thì em học chứ không ai gò ép em cả. Nếu có cơ hội thì mình phải làm ngay, cứ có cơ hội đến là mình phải tận dụng. Không có cách nào thực sự hiệu quả với tất cả mọi người. Mình cứ thử, nếu cách nào hiệu quả thì mình làm”, Kiệt chia sẻ.

Bạn học miêu tả Thế Kiệt là người “đa năng, đa nhiệm, đa sắc”. Em không chỉ xuất sắc trong học tập mà còn vô cùng nhiệt huyết khi tham gia rất nhiều sự kiện lớn và nhỏ ở trường. Tuy nhiên, bằng sự sắp xếp hợp lý, khoa học Thế Kiệt luôn có đủ thời gian cho việc học, cho các dự án ngoại khóa và việc nghỉ ngơi. Nói về những dự định trong tương lai, Kiệt cho biết, em sẽ tiếp tục theo đuổi đam mê về ngành công nghệ thông tin. “Trước mắt, em còn nhiều đỉnh cao mà mình cần phải cố gắng hết sức để chinh phục.

Cô giáo Trần Thị Quế Vy, giáo viên dạy bồi dưỡng môn tin tự hào: “Em Kiệt là một học sinh rất đam mê môn tin học. Thế nên, khả năng học tin và kết hợp học qua tài liệu tiếng Anh và internet rất tốt, tiếp thu nhanh. Kiệt có tinh thần tự giác học tập, khai thác tài liệu, kỹ năng xử lý bài học cũng như phương thức làm việc nhóm rất tốt.

Bài, ảnh: An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Danh sách bình luận (1)
LK
Le Anh Kiet - 22/05/2023 17:15
So glad to have people like you!

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cựu chiến binh TP. Huế tham gia chống rác thải nhựa

Với sự hỗ trợ từ Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF – Việt Nam), các hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB) TP. Huế chung tay thực hiện giảm thiểu rác thải nhựa.

Cựu chiến binh TP Huế tham gia chống rác thải nhựa
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top