ClockThứ Hai, 12/07/2021 16:31

Đưa ca Huế thành sản phẩm dịch vụ văn hóa du lịch đặc sắc

TTH.VN - Theo đề án “Phát huy giá trị và xây dựng ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ văn hóa du lịch đặc sắc giai đoạn 2021 - 2025” vừa được UBND tỉnh phê duyệt, nhiều mục tiêu, giải pháp cụ thể được đặt ra nhằm nâng cao chất lượng, hướng tới xác lập thương hiệu của ca Huế, bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật ca Huế gắn với phục vụ phát triển du lịch bền vững.

Tưởng nhớ nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ ThịKhởi đầu từ sức trẻCa Huế thính phòng tròn 5 tuổi

Ca Huế sẽ được bảo tồn, phát huy giá trị gắn với phục vụ phát triển du lịch bền vững

Đề án sẽ xây dựng, ban hành thống nhất chương trình biểu diễn nghệ thuật ca Huế mẫu, đảm bảo tính chất đặc trưng của ca Huế; nghiên cứu hình thành các điểm, không gian biểu diễn ca Huế thính phòng phục vụ du lịch. Trước mắt, phấn đấu đến năm 2022 đưa vào sử dụng các không gian ca Huế thính phòng ở số nhà 148 Bùi Thị Xuân, Châu Hương Viên, rạp Đông Ba.

Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương cũng sẽ được đầu tư. Đồng thời, xây dựng hệ thống các công cụ, phương tiện hỗ trợ quảng bá hình ảnh ca Huế qua app ca Huế, ấn phẩm; hình thành các sản phẩm văn hóa, sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch; khảo sát, kiểm định chất lượng ca Huế đối với các diễn viên, nhạc công tham gia biểu diễn ca Huế phục vụ du lịch.

Đề án cũng nêu rõ 8 nhóm giải pháp chính để phát huy giá trị và xây dựng ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ văn hóa du lịch đặc sắc giai đoạn 2021 - 2025, như: Xây dựng sản phẩm; xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển không gian biểu diễn ca Huế; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ca Huế; tuyên truyền, quảng bá về giá trị di sản nghệ thuật ca Huế phục vụ du lịch; công tác quản lý hoạt động ca Huế và các lĩnh vực có liên quan; đầu tư nguồn lực tài chính; liên kết, phối hợp; xây dựng cơ chế, chính sách…

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Thêm dịch vụ bổ trợ cho du lịch biển

Tuy tiềm năng du lịch biển Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng rất lớn, nhưng hiện vẫn đang chủ yếu được khai thác ở mức độ đơn giản với các hoạt động tắm biển và ăn uống thông thường. Du lịch biển cần thêm các hoạt động, dịch vụ bổ trợ.

Thêm dịch vụ bổ trợ cho du lịch biển
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

TIN MỚI

Return to top